[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Tía tô kỵ với gì? Thực phẩm nào là “đại kỵ” với tía tô? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Tía tô thường dùng để ăn sống, lấy nước uống hoặc làm gia vị trong món canh. Lá tía tô có thể hỗ trợ trị cúm, ngộ độc thực phẩm, các bệnh viêm đường hô hấp. Vậy cụ thể rau tía tô chữa bệnh gì? Tía tô kỵ với gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Tía tô có tác dụng gì?

Tía tô kỵ với gì

Nếu thắc mắc tía tô kỵ với gì, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm các công dụng của loại thảo dược này. Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của lá tía tô.

1. Chứa nhiều dưỡng chất

100g lá tía tô cung cấp khoảng 25 calories. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cụ thể như sau:

• Năng lượng: 25 calo
• Protein: 2,9g
• Carbohydrate: 3,4g
• Chất xơ: 3,6g
• Caroten: 5520mcg
• Vitamin C: 13mg
• Canxi: 190mg
• Phốt pho: 18mg
• Sắt: 3,2mg
• Natri: 3mg
• Kali: 284mg
• Magie: 112mg
• Kẽm: 0,86mg
• Mangan: 0,73mg
• Đồng: 460mcg

Biết được lá tía tô kỵ với thực phẩm gì, bạn sẽ có cách chế biến hợp lý. Từ đó, món ăn sẽ giữ được các dưỡng chất cần thiết.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tinh dầu trong tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa và các acid béo không bão hòa. Các chất này giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Từ đó, các vấn đề về huyết áp và sức khỏe tim mạch được cải thiện.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Tía tô chứa flavonoid, một chất có khả năng làm dịu sự khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, chiết xuất từ lá tía tô có thể giảm hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược. Tìm hiểu Uống nước tía tô có giảm cân không?

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

4. Chống ung thư

Tía tô chứa lượng lớn chất chống oxy hóa. Chính đặc tính này đã đem đến tiềm năng trong việc trị bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho rằng, chiết xuất từ tía tô có thể chống lại một số tế bào ung thư tiềm ẩn.

5. Rau tía tô chữa bệnh gì? Chữa bệnh về da

Nước tía tô có thể làm dịu các vết mẩn ngứa, mề đay trên da. Lá tía tô chứa chất có khả năng ức chế quá trình sản xuất histamin. Histamin là chất gây ra các phản ứng dị ứng như hắt hơi, ngứa, sưng da, nổi mẩn.

Uống nước tía tô có thể thuyên giảm các triệu chứng này. Sau khi lọc lấy phần nước uống, bạn có thể dùng phần bã tía tô đắp lên chỗ mẩn ngứa. Tìm hiểu cách làm đẹp bằng lá tía tô, cách trị tàn nhang bằng tía tô xông mặt bằng tía tô.

6. Hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường

Ngoài làm thực phẩm, lá tía tô còn được dùng như một bài thuốc dân gian. Tía tô có tính ấm, chứa tinh dầu. Tía tô có thể giúp giảm các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm.

7. Giảm trầm cảm

Omega 3 và chất chống oxy hóa trong tía tô có tác dụng tốt cho não bộ. Ngoài ra, tinh dầu của tía tô được chứng minh là có khả năng thư giãn. Việc hít tinh dầu tía tô có thể làm giảm căng thẳng, trầm cảm.

8. Tác động đến coronavirus

Một nghiên cứu đã được tiến hành trên các loài thảo mộc, trong đó có tía tô. Theo đó, dịch từ tía tô có thể ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, kết luận này chỉ mới được thực hiện trong phòng thí nghiệm.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Tía tô kỵ với gì?

lá tía tô

Tía tô được dùng như một loại rau gia vị. Nghĩa là khi chế biến, bạn chỉ dùng một lượng nhỏ rau tía tô. Vì vậy, không có khuyến cáo nguy hiểm nào về việc lá tía tô kỵ với cái gì. Bạn vẫn thắc mắc lá tía tô kỵ với rau gì hay lá tía tô kỵ với món gì? Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây.

1. Tía tô kỵ với gì? Cá chép

Cá chép nấu cùng tía tô có thể gây ngộ độc. Theo dân gian, đây là hai thực phẩm kỵ nhau. Nhẹ thì gây mụn, nặng có thể ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên nấu cá chép cùng lá tía tô.

2. Tía tô kỵ với gì? Thịt gà

Thịt gà ăn cùng lá tía tô là sự kết hợp quen thuộc. Dễ thấy nhất là cháo gà ăn cùng lá tía tô. Nhiều người còn ăn gỏi gà kèm với nhiều loại rau gia vị, trong đó có tía tô. Bạn có thể hoang mang khi thấy thịt gà trong danh sách tía tô kỵ với gì.

Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến tham khảo. Nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt gà với lá tía tô sẽ dễ bị nóng, nổi mụn. Điều này có thể đúng với một số người. Nếu thấy có dấu hiệu nóng trong người sau khi ăn thịt gà và tía tô, bạn nên hạn chế nhé.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

3. Không dùng tía tô khi bị tiêu chảy

Người đang bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng không nên uống nước lá tía tô. Tía tô sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

4. Cẩn thận khi dùng trong khi cảm sốt

Tía tô có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi. Tía tô có tính nóng ấm, sẽ làm toát mồ hôi, nhờ đó có thể giúp hạ sốt, giải cảm.

Tuy nhiên, nếu đang bị sốt và ra mồ hôi nhiều, bạn nên thận trọng. Việc dùng thêm lá tía tô để ra mồ hôi có thể ảnh hưởng không tốt. Hơn nữa, dùng lá tía tô hạ sốt chỉ là kinh nghiệm dân gian. Phương pháp này không nên thay thế hoàn toàn cho cách chữa bệnh khoa học.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

5. Không dùng lá tía tô khi ra nắng

Nhiều chị em dùng lá tía tô để đắp mặt nạ làm đẹp, giảm mụn nhọt. Lời khuyên là bạn không nên ra nắng ngay sau khi làm đẹp với tía tô. Việc làm này có thể khiến da đen sạm đi nhanh chóng. Tốt nhất, bạn hãy ra nắng khoảng 1 tiếng sau khi đắp mặt nạ nhé.

6. Tía tô kỵ với gì? Phụ nữ có thai

Phụ nữ tháng cuối thai kỳ thường uống lá tía tô để sinh dễ hơn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian. Hiện vẫn chưa có kết luận khoa học về việc lá tía tô giúp dễ sinh. Uống nhiều nước tía tô còn khiến phụ nữ mang thai bị nóng trong, mệt mỏi, táo bón, tăng huyết áp.

Ngoài ra, nếu dùng tía tô để giải cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

7. Lá tía tô có kỵ với gì? Người bị dị ứng

Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với tinh dầu. Tía tô là loại thảo mộc nên chứa lượng tinh dầu nhất định. Nếu thuộc nhóm người này, bạn nên kiểm tra xem mình có dị ứng với tía tô không nhé.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Lưu ý khi dùng tía tô

Lưu ý khi dùng tía tô

Bạn có thể yên tâm phần nào khi tìm hiểu về tía tô kỵ với gì. Nhìn chung, không có thực phẩm nào “đại kỵ”, tuyệt đối không được nấu cùng tía tô. Tuy nhiên, khi dùng tía tô, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

• Không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước lá tía tô. Bất cứ thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nếu dùng quá nhiều. Tiêu thụ lượng lớn tía tô có thể khiến bạn đầy hơi, chướng bụng, nóng trong người.

• Nước lá tía tô chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Nếu để quá lâu, nước sẽ mất chất, thậm chí bị hư.

• Bạn nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để có kết quả tốt.

• Tía tô là thảo dược, bạn không nên lạm dụng như một vị thuốc thần kỳ. Nếu dùng tía tô khi đang uống thuốc đặc trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tía tô kỵ với gì là thắc mắc thường gặp khi dùng loại rau này. Hy vọng các thông tin trong bài đã giúp bạn có được câu trả lời.

>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart