[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trong bao lâu? [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Tuy nhiên, ngủ trưa không đúng thời điểm hoặc quá lâu cũng có thể gây tác dụng ngược. Vậy ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trưa trong bao lâu?

Contents

Ngủ trưa có tốt không?

Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trong bao lâu?

Theo tiến sĩ Michael Grandner, giám đốc Chương trình nghiên cứu Giấc ngủ và Sức khỏe tại Đại học Arizona ở Tucson thì: “Một giấc ngủ trưa ngắn, từ 15 đến 45 phút, có thể cải thiện trí nhớ và giảm mệt mỏi trong thời gian còn lại của ngày”. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy giấc ngủ ngắn thường xuyên rất tốt cho sức khỏe não bộ bằng cách làm chậm tốc độ não co lại khi chúng ta già đi.

Tuy nhiên, giống như nhiều hoạt động khác, giấc ngủ trưa cũng có ưu và nhược điểm riêng. Câu trả lời cho “ngủ trưa có tốt không?” còn phụ thuộc vào thời gian và tần suất của việc ngủ trưa. Nhìn chung, những giấc ngủ ngắn rất tốt cho cả trẻ em và người lớn. Chúng giúp làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày cũng như tăng cường hiệu suất học tập, làm việc.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA NGỦ NHIỀU KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN

Ngủ trưa có tốt cho sức khỏe không? 6 lợi ích cần biết

lợi ích ngủ trưa

1. Phục hồi sự tỉnh táo

Ngủ trưa sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Não bộ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Ngủ trưa làm giảm mức adenosine trong não. Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Chỉ cần ngủ trưa từ 20 – 30 phút là bạn có thể cảm thấy tỉnh táo đến ba tiếng đồng hồ sau khi thức dậy.

2. Ngủ trưa có tốt không? Ngăn ngừa kiệt sức

Cường độ học tập hoặc làm việc liên tục rất dễ khiến bạn bị căng thẳng và kiệt sức. Giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 30 phút có thể khắc phục được tình trạng này. Những người tham gia nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi cảm xúc tốt hơn, chức năng nhận thức được cải thiện sau khi ngủ trưa.

3. Tăng cường khả năng sáng tạo

Ngủ trưa có thể phục hồi độ nhạy của thị giác, thính giác và vị giác. Ngủ trưa cũng cải thiện khả năng sáng tạo của bạn bằng cách thư giãn tâm trí. Từ đó, bạn dễ dàng có những ý tưởng mới hơn sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

>>> Đọc thêm: 10 CÁCH LÀM BUỒN NGỦ NHANH NHẤT KHIẾN BẠN KHÔNG NGỜ

4. Ngủ trưa có tốt cho sức khỏe không? Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Những người ngủ trưa ít nhất khoảng ba lần một tuần tránh được nguy cơ tử vong vì bệnh tim đến hơn 37%. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng giấc ngủ ngắn như ngủ trưa có thể ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành.

5. Làm việc và học tập hiệu quả hơn

Một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện các chức năng nhận thức như trí nhớ, lý luận logic và khả năng hoàn thành các công việc có độ khó cao. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hiệu suất thể chất cũng được cải thiện sau khi ngủ trưa. Các vận động viên có thể tăng sức bền, thời gian phản ứng và khả năng nhận thức nếu họ trải qua giấc ngủ trưa ngắn.

6. Tăng cường khả năng miễn dịch

Thiếu ngủ làm tăng giải phóng cytokine gây viêm và norepinephrine, một chất hóa học gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Nếu bạn ngủ trưa thường xuyên cũng sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch và chức năng tế bào. Theo các chuyên gia, chức năng thông thường của giấc ngủ là phục hồi và trẻ hóa. Ví dụ như khi bạn bị ốm, giấc ngủ sẽ giúp phục hồi và chữa lành.

>>> Đọc thêm: ĂN GÌ ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ SÂU? 19 THỰC PHẨM GIÚP DỄ NGỦ VÀ YÊN GIẤC

Ngủ trưa lâu có tốt không?

cô gái ngủ

Một giấc ngủ trưa từ 20 – 30 phút sẽ mang đến nhiều lợi ích. Còn với thắc mắc ngủ trưa nhiều có tốt không thì câu trả lời sẽ là “không”.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy ngủ trưa hơn 90 phút có liên quan đến huyết áp cao ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi.

Một nghiên cứu khác đối với người lớn tuổi ở Trung Quốc cho thấy ngủ trưa hơn 30 phút có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn.

Ngủ trưa quá nhiều có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ (thở bất thường khi ngủ), chứng ngủ rũ (buồn ngủ quá mức, khó tỉnh táo trong thời gian dài) hoặc thiếu ngủ mãn tính do mất ngủ.

Nếu ngủ trưa quá 30 phút, bạn có thể thức dậy với cảm giác lảo đảo và mất phương hướng. Triệu chứng này gọi là “quán tính giấc ngủ”. Ngoài ra, nếu bạn ngủ quá lâu và thức dậy muộn, bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm. Ngủ không đủ giấc vào ban đêm làm tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.

>>> Đọc thêm: UỐNG GÌ ĐỂ NGỦ NGON GIẤC? TOP 12 LOẠI THỨC UỐNG “VÀNG” CHO GIẤC NGỦ

Giải đáp thắc mắc về thói quen ngủ trưa

Giải đáp thắc mắc về thói quen ngủ trưa

1. Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, bạn không nên ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Một giấc ngủ trưa kéo dài từ 20 – 30 phút là thời điểm lý tưởng để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Thức dậy sau 30 phút ngủ trưa sẽ đảm bảo bạn đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ giấc ngủ và sẽ không cảm thấy uể oải.

2. Ngủ trưa nhiều có tốt không? Nên ngủ trưa vào lúc nào?

Hầu hết các nhà nghiên cứu về giấc ngủ khuyên bạn nên ngủ trưa sau giờ ăn. Đó là lúc cơ thể thường cảm thấy uể oải do nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta. Còn thời điểm thức dậy lý tưởng nhất là trước 2 giờ chiều. Điều đó sẽ ít gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn không thể tập trung hoặc làm việc hiệu quả, bạn có thể chợp mắt một lát để cảm thấy tỉnh táo hơn.

3. Mẹo ngủ trưa hiệu quả là gì?

• Uống một lượng nhỏ caffeine trước khi ngủ trưa có thể giúp bạn tránh được cảm giác uể oải, trì trệ khi thức dậy vì caffeine phải mất một thời gian mới có tác dụng lên cơ thể.

• Đặt báo thức để bạn không ngủ quá 30 phút. Cố gắng thức dậy ngay khi chuông báo thức vang lên, sau đó hãy dành một chút thời gian để giãn cơ và hít thở sâu vài lần.

• Tìm một nơi tối, mát mẻ, yên tĩnh để ngủ trưa hoặc bạn có thể đeo bịt mắt và bịt tai.

• Cố gắng ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và nhận được nhiều lợi ích từ việc ngủ trưa.

• Khi bạn ngủ, quá trình trao đổi chất giảm xuống, nhịp thở chậm lại và nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ. Bạn thường sẽ thấy thoải mái hơn nếu đắp một chiếc chăn mỏng khi ngủ trưa.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

4. Ai nên tránh ngủ trưa?

Không phải ai cũng có thể ngủ trưa. Nếu bạn cảm thấy: mệt mỏi sau khi ngủ trưa, khó ngủ vào ban đêm hoặc không thể chợp mắt trong thời gian ngắn, vậy thì bạn không cần phải ngủ trưa.

5. Sau khi tập luyện ngủ trưa có tốt không?

Ngủ trưa sau khi tập luyện có thể hỗ trợ phục hồi cơ bắp. Khi bạn ngủ, tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng mà cơ bắp cần để sửa chữa mô. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngủ trưa sau khi tập luyện. Bởi vì tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể và endorphin có thể gây khó ngủ.

6. Ngủ trưa trước khi đi học có tốt không?

Một giấc ngủ ngắn trước khi đi học vào buổi chiều có thể tăng cường trí nhớ cho bạn.

7. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi bạn có dấu hiệu ngủ vào ban ngày quá nhiều kèm theo một số triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Đó là:

• Không muốn ăn.
• Khó thức dậy.
• • Cảm thấy bồn chồn.
• Năng lượng thấp.
• Thay đổi tâm trạng.
• Không cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi ngủ trưa.
• Ngủ 14–18 giờ mỗi ngày.
• Nói chậm.
• Khó suy nghĩ và ghi nhớ.

Với thắc mắc ngủ trưa có tốt không thì điều đó còn phụ thuộc vào thời gian ngủ trưa của bạn. Nhìn chung, một giấc ngủ ngắn từ 20 – 30 phút có thể giúp bạn phục hồi năng lượng. Vậy nên hãy cố gắng nghỉ ngơi khi có thể, bạn nhé!

>>> Đọc thêm: 12 CÁCH LÀM TỈNH NGỦ NGAY LẬP TỨC ĐỂ LUÔN TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart