[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Mổ ruột thừa kiêng ăn gì? 11 loại thực phẩm cần tránh [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Vậy mổ ruột thừa kiêng ăn gì và ăn gì? Nên chăm sóc sức khỏe ra sao? Bạn xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao cần biết mổ ruột thừa kiêng ăn gì?

Mổ ruột thừa kiêng ăn gì? 11 loại thực phẩm cần tránh

Mặc dù không liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, ruột thừa vẫn đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch. Việc cắt bỏ ruột thừa có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và dẫn đến những thay đổi trong quá trình tiêu hóa. Do đó, bạn dễ gặp phải tình trạng tăng nhu động ruột gây đầy hơi hoặc chướng bụng.

Hệ tiêu hóa cần thời gian để lành lại sau khi mổ ruột thừa. Nếu bạn ăn thực phẩm không phù hợp sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, dinh dưỡng hợp lý sẽ là chìa khóa thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Do vậy, mổ ruột thừa xong kiêng ăn gì và nên bổ sung gì là điều bạn cần nắm rõ. Bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của ​​bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp sau phẫu thuật cắt ruột thừa.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Mổ ruột thừa xong kiêng ăn gì?

1. Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và sản phẩm từ sữa

Sau khi mổ ruột thừa, bạn không nên uống sữa hoặc tiêu thụ sản phẩm từ sữa. Lúc này, hệ tiêu hóa cần thời gian để hồi phục. Thực phẩm như sữa, phô mai… có hàm lượng chất béo cao dễ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.

Một số người có triệu chứng không dung nạp lactose sau phẫu thuật bụng. Lactose trong các sản phẩm từ sữa có thể lên men trong ruột, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

2. Mổ ruột thừa kiêng ăn gì? Không ăn các loại hạt

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng nhưng các loại hạt như hạnh nhân, óc chóhạt điều có thể gây táo bón do hàm lượng chất xơ cao. Quá nhiều chất xơ sẽ gây áp lực không cần thiết lên vùng bụng đang lành, tăng khả năng dẫn đến biến chứng.

3. Mổ ruột thừa nên kiêng ăn uống gì? Kiêng uống rượu bia

Rượu bia sẽ cản trở quá trình chữa lành của cơ thể. Uống rượu gây mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người mới mổ ruột thừa, chẳng hạn như tiêu chảy. Đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ viêm và chảy máu nơi vết mổ.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

4. Mổ ruột thừa có kiêng ăn gì không? Thực phẩm béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên, thức ăn nhanh và một số loại thịt sẽ gây khó chịu, đầy hơi. Bạn cũng có nguy cơ bị táo bón sau khi mổ ruột thừa nếu ăn các loại thực phẩm này.

5. Mổ ruột thừa xong kiêng ăn gì? Tránh thức ăn chứa nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và gây ra các biến chứng nơi vết mổ. Chúng cũng là nguyên nhân làm tăng đột biến lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng sụt giảm năng lượng cản trở quá trình phục hồi.

Bạn nên tránh các loại thực phẩm ngọt như kẹo, nước ngọt. Trái cây chứa đường tự nhiên cũng nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

6. Mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì? Thức ăn cay

Nếu bạn chưa biết mổ ruột thừa kiêng ăn gì thì nên hạn chế hoặc tránh ăn cay. Thực phẩm cay có chứa capsaicin dễ gây kích ứng đường tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ợ nóng và khó tiêu. Thậm chí, bạn phải đi ngoài nhiều hơn và gây kích ứng thêm ở vị trí vết mổ.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

7. Mổ ruột thừa kiêng ăn thịt gì? Không ăn thịt bò

Không ăn thịt bò

Hàm lượng protein cao trong thịt bò đòi hỏi năng lượng tiêu hóa đáng kể. Do đó, chúng gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa vốn đã yếu sau phẫu thuật. Ngoài ra, thịt bò lưu lại lâu hơn trong ruột nên dễ làm tăng nguy cơ táo bón.

Protein trong thịt bò cũng kích thích hắc sắc tố da và tăng sinh tế bào. Chúng khiến vết mổ ruột thừa dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

8. Tránh caffeine

Caffeine có trong cà phê, trà, sô cô la và nhiều loại nước ngọt có ga dễ làm tăng nhịp tim, tăng sản xuất axit trong dạ dày và gây mất nước. Sau khi mổ ruột thừa, cơ thể ở trạng thái dễ bị tổn thương và những tác động của caffeine đặc biệt gây ra sự khó chịu, mệt mỏi.

9. Mổ ruột thừa kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến như đồ hộp, thức ăn nhanh… thường chứa nhiều natri, chất béo không lành mạnh và chất phụ gia. Chúng gây viêm, khó tiêu và kéo dài quá trình chữa lành vết thương sau khi mổ ruột thừa.

Ngoài ra, những thực phẩm này thường thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng.

10. Mổ ruột thừa kiêng ăn hoa quả gì?

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân sau mổ ruột thừa. Bạn chỉ nên hạn chế ăn các loại quả cứng như ổi, cóc, xoài xanh… Với trái cây chứa nhiều đường như vải, nhãn, nho… nên hạn chế ăn nhiều vì cũng ảnh hưởng đến vết thương cần phục hồi.

11. Không ăn hải sản

Kiêng ăn cua, tôm, mực… Sau mổ, hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, dễ phản ứng với protein có trong hải sản. Cơ thể sẽ sản sinh ra histamin và một số kháng thể tương tác với loại protein đó. Chúng làm ngứa vết mổ, đau bụng, tiêu chảy và dễ gây dị ứng.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

Mổ ruột thừa xong kiêng ăn gì để không bị sẹo?

kiêng ăn trứng

Phẫu thuật cắt ruột thừa theo phương pháp mổ mở hay nội soi đều áp dụng kiêng khem như nhau. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng nhiều hơn với vết mổ hở vì nguy cơ để lại sẹo nhiều hơn. Vậy mổ ruột thừa nên kiêng ăn uống gì để không bị sẹo?

1. Kiêng ăn trứng

Ăn trứng dễ khiến vết sẹo sau mổ đổi màu trắng loang lổ, kém thẩm mỹ. Tìm hiểu Trứng kỵ gì?

2. Không ăn đồ nếp

Đồ nếp có nguy cơ gây tăng sinh collagen quá mức làm cho vết thương lâu lành. Nó làm sưng phồng vết mổ, gây mưng mủ và hình thành sẹo lồi.

3. Không ăn rau muống

Rau muống chứa hoạt chất madecassol thúc đẩy tăng biểu mô. Chúng khiến cho vết mổ ở bụng dễ tạo thành sẹo lồi. Vậy nên rau muống chính là câu trả lời cho thắc mắc mổ ruột thừa kiêng ăn gì?

>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh

Mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì? 4 loại thực phẩm phù hợp

Mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì

Ảnh: Ella Olsson/Unsplash

Ngoài biết rõ mổ ruột thừa xong kiêng ăn gì, bạn cũng cần biết nên ăn gì để hồi phục nhanh hơn. Thời điểm bạn có thể ăn lại cũng phụ thuộc vào việc có bất kỳ biến chứng nào sau quá trình phẫu thuật hay không. Ví dụ như như bị áp xe (mô bị nhiễm trùng bên ngoài ruột thừa) hoặc thủng (lỗ thủng ở ruột thừa).

Một số loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh như:

1. Thực phẩm lỏng

Cháo, súp, canh là loại thức ăn bổ sung đủ nước và không gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống nước và ăn thực phẩm lỏng sau khoảng 6 – 8 giờ phẫu thuật và không có triệu chứng nôn mửa.

2. Thức ăn mềm, rắn

Khi quá trình phục hồi tiến triển, bạn dần chuyển qua ăn thức ăn mềm rồi sau đó đến thức ăn rắn. Bạn nên bắt đầu với thực phẩm nhạt và ít chất béo để giảm nguy cơ kích ứng khó chịu cho hệ tiêu hóa. Ví dụ như ngũ cốc mềm nấu chín kỹ, bánh mì, cơm, sữa chua ít béo.

Đừng quên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi giúp tăng cường hệ miễn dịch.

3. Protein nạc

Protein rất cần thiết cho việc sửa chữa và phục hồi mô. Bạn chỉ nên ăn thịt nạc để tránh thêm chất béo. Thịt thăn heo hoặc cá là thực phẩm phù hợp.

Nguồn protein từ yến mạch cũng giúp cơ thể bổ sung năng lượng, nhanh phục hồi.

4. Rau ít chất xơ

Rau ít chất xơ dễ tiêu hóa hơn nhưng vẫn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Bạn hãy ăn cà rốt, súp lơ xanh…

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

Lưu ý chăm sóc sức khỏe đúng cách

Lưu ý chăm sóc sức khỏe đúng cách

Bên cạnh lưu ý mổ ruột thừa kiêng ăn gì, bạn cũng nên nghỉ ngơi và vận động sau mổ đúng cách. Sau đây là những điều cần nhớ:

• Uống đủ nước rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa táo bón.

• Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để duy trì mức năng lượng ổn định và giúp tiêu hóa dễ dàng.

• Nếu bạn bị táo bón, hãy trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng của mình. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân và hỗ trợ bạn tìm loại thực phẩm và đồ uống an toàn để bạn có thể ăn vào.

• Nên hạn chế hoạt động thể chất để cơ thể có thời gian hồi phục. Tránh nâng vật nặng và tập thể dục mạnh cho đến khi được bác sĩ cho phép.

• Khi cảm thấy khỏe hơn, bạn hãy tập đi bộ trong phạm vi không gian sống của mình. Hoạt động này ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và thúc đẩy lưu thông máu. Sau đó hãy tăng dần thời gian và khoảng cách đi bộ.

Luôn chú ý đến các triệu chứng của cơ thể. Cảm giác khó chịu nhẹ ở bụng và buồn nôn sau khi mổ ruột thừa là bình thường. Nhưng bạn cần đi khám bác sĩ nếu:

• Cơn đau của bạn không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 ngày.
• Bạn không đi đại tiện trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật.
• Bạn bị tiêu chảy quá nhiều lần.
• Bạn bị sốt.
• Bạn thấy có vết đỏ, tiết dịch, sưng hoặc đau xung quanh vết mổ hở.

Trên đây là những giải đáp mổ ruột thừa kiêng ăn gì, cần ăn gì và những lưu ý chăm sóc sau mổ. Nạn nhớ áp dụng cách kiêng khem trong ăn uống mà Bazaar Vietnam đã chia sẻ để giảm thiểu các biến chứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe tổng thể nhé.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart