Một số sai lầm trong cách đắp mặt nạ sẽ khiến làn da bị nóng rát, tổn thương. Vậy nguyên nhân vì sao đắp mặt nạ bị rát và cách xử lý hiệu quả là gì? Bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Đắp mặt nạ bị rát có sao không?
- 2 Tại sao đắp mặt nạ bị rát?
- 2.1 1. Đắp mặt nạ quá lâu
- 2.2 2. Vì không làm sạch da trước
- 2.3 3. Da khô đắp mặt nạ bị rát vì không dùng đúng loại mặt nạ
- 2.4 4. Rửa sạch mặt ngay sau khi gỡ mặt nạ
- 2.5 5. Vì mặt nạ kém chất lượng
- 2.6 6. Peel da xong đắp mặt nạ bị rát
- 2.7 7. Tại sao đắp mặt nạ bị rát? Do nhiệt độ không phù hợp
- 2.8 8. Da đang bị tổn thương
- 2.9 9. Đắp mặt nạ bị rát vì sử dụng hàng ngày
- 2.10 10. Không dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ
- 3 Cách xử lý hiệu quả khi mặt bị rát
- 4 Lưu ý để tránh da mặt bị rát khi đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ bị rát có sao không?
Đắp mặt nạ là phương pháp dưỡng da được nhiều chị em yêu thích. Các loại mặt nạ đều chứa nồng độ các thành phần hoạt tính cao hơn và thẩm thấu vào da hiệu quả hơn so với kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, khi bạn dùng mặt nạ sai cách sẽ gây ửng đỏ, rát da, viêm nhiễm.
Khi da bị ửng đỏ sẽ gây mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti. Tình trạng da bỏng rát còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Bạn sẽ phải dùng tay gãi liên tục để bớt ngứa nhưng càng làm da thêm tổn thương.
Những người có vấn đề về da không chỉ đắp mặt nạ bị rát mà còn bị viêm da, viêm lỗ chân lông. Từ đó dẫn đến tình trạng mụn bọc và mụn mủ. Đấy là câu trả lời cho thắc mắc đắp mặt nạ mà bị rát có sao không?
>>> Đọc thêm: Dùng toner trước hay sau khi đắp mặt nạ giấy và mặt nạ đất sét?
Tại sao đắp mặt nạ bị rát?
Để tìm hiểu cách chữa trị và chăm sóc da khi đắp mặt nạ bị rát, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.
1. Đắp mặt nạ quá lâu
Nếu sau khi lột mặt nạ, bạn cảm thấy da mềm, nóng rát và ửng đỏ, có thể vì bạn đã đắp mặt nạ quá lâu và bị kích ứng. Đắp mặt nạ lâu hơn 20 phút sẽ gây phản tác dụng vì chúng khô lại và hút hết độ ẩm từ da.
Ngoài ra, các loại mặt nạ làm sạch hoặc tẩy tế bào chết còn có tác động tiêu cực hơn nữa. Mặt nạ làm sạch chứa hoạt chất loại bỏ dầu khỏi da. Vậy nên đắp quá lâu sẽ dẫn đến viêm da kích ứng, đỏ da và bỏng rát. Mặt nạ tẩy tế bào chết còn sử dụng các hoạt chất như axit glycolic, có thể tiếp tục thấm sâu hơn khi tiếp xúc với da, dẫn đến phản ứng bong tróc.
2. Vì không làm sạch da trước
Da mặt cần được làm sạch trước khi đắp mặt nạ là bước rất quan trọng. Nếu da bạn tích tụ dầu, lớp trang điểm, kem chống nắng, bụi bẩn… thì chúng sẽ tạo thành rào cản khiến tinh chất từ mặt nạ giấy sẽ không thể thẩm thấu hoàn toàn vào da và phát huy tác dụng.
3. Da khô đắp mặt nạ bị rát vì không dùng đúng loại mặt nạ
Một số loại mặt nạ giấy có thể hấp thụ độ ẩm tự nhiên trên mặt khiến cho da bị khô hơn. Bạn cần chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình. Ví dụ, với da thường đến khô thì nên đắp mặt nạ dưỡng ẩm cấp nước cho da có chứa các thành phần như axit hyaluronic và glycerin. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh các loại mặt nạ có chất làm sạch mạnh vì sẽ gây kích ứng.
>>> Đọc thêm: Ngày nào cũng đắp mặt nạ có tốt không?
4. Rửa sạch mặt ngay sau khi gỡ mặt nạ
Vì mặt nạ giấy có chứa nhiều dưỡng chất nên phải mất một thời gian để toàn bộ thành phần được hấp thụ vào da. Rửa mặt ngay sau khi đắp mặt nạ sẽ làm trôi sạch toàn bộ dưỡng chất mà da bạn có thể đã hấp thụ.
Khi bạn tháo mặt nạ giấy ra, hãy nhẹ nhàng massage quanh mặt khoảng 5 phút để tinh chất được hấp thụ tốt hơn. Sau đó mới đến bước rửa mặt.
5. Vì mặt nạ kém chất lượng
Mặt nạ kém chất lượng là nguyên nhân gây kích ứng, ngứa da, bong tróc… Chúng thường chứa nhiều chất có hại cho da như mỡ động vật, dầu khoáng, cồn khô. Do đó, khi chọn mua mặt nạ, bạn cần lưu ý thành phần chứa trong đó để tránh da bị ảnh hưởng. Nên mua mặt nạ ở cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
6. Peel da xong đắp mặt nạ bị rát
Với cơ chế lột tẩy mạnh nên làn da sau khi peel rất yếu, mỏng và cực kỳ nhạy cảm. Triệu chứng phổ biến là cảm giác châm chích và nóng rát trên da. Nếu lúc này bạn đắp mặt nạ không phù hợp sẽ gây kích ứng, khiến da khó phục hồi.
Các loại mặt nạ cần sử dụng sau khi peel da là mặt nạ dưỡng ẩm, collagen sẽ hỗ trợ tái tạo da nhanh hơn. Tuyệt đối không dùng mặt nạ có chứa vitamin C hoặc các loại mặt nạ tự làm tại nhà.
>>> Đọc thêm: 18 loại mặt nạ trị mụn tự làm hiệu quả không ngờ
7. Tại sao đắp mặt nạ bị rát? Do nhiệt độ không phù hợp
Mức nhiệt độ phù hợp để đắp lên da là khoảng 30 độ. Mặt nạ để trong tủ lạnh có nhiệt độ quá lạnh làm cho da dễ bị khô, mất độ ẩm và gây ửng đỏ.
8. Da đang bị tổn thương
Đôi khi da bị tổn thương vì tác động của môi trường và cơ thể như da bị nứt nẻ, da mụn, bị bong tróc… Những lúc này, bạn không nên đắp mặt nạ mà cần đợi cho da khỏe mạnh để tránh gây tác dụng ngược.
Đặc biệt, khi da đang bị mụn mà đắp mặt nạ giấy sẽ khiến mụn nổi nhiều hơn. Đó là vì mặt nạ có thể giữ lại vi khuẩn gây mụn và bã nhờn trên da, dẫn đến mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn viêm.
9. Đắp mặt nạ bị rát vì sử dụng hàng ngày
Nếu bạn đắp mặt nạ mỗi ngày, bạn dễ gặp tình trạng viêm da kích ứng. Các triệu chứng chính của viêm da kích ứng bao gồm phát ban ngứa, da khô hoặc có vảy, mụn nước, sưng và bỏng rát.
10. Không dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ
Mặt nạ không thể thay thế kem dưỡng ẩm. Hầu hết các loại mặt nạ đều cấp nước cho da bằng nước và các hoạt chất như glycerin, axit hyaluronic. Để khóa độ ẩm này, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ.
>>> Đọc thêm: Mặt nạ đậu đỏ có tác dụng gì và cách đắp mặt nạ đậu đỏ ra sao?
Cách xử lý hiệu quả khi mặt bị rát
Để khắc phục tình trạng đắp mặt nạ bị rát, bạn nên thực hiện các cách sau đây:
• Rửa mặt sạch sẽ với nước lạnh. Không nên rửa mặt bằng nước nóng sẽ làm cho tình trạng rát da mặt thêm nghiêm trọng.
• Sử dụng sản phẩm làm dịu da như kem dưỡng hoặc gel dưỡng để giảm đau, sưng và đừng quên massage da.
• Có thể dùng ngay nước toner để làm dịu da và giảm tình trạng bị rát với da khô.
• Khi da bị kích ứng, nên tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khác cho đến khi da phục hồi. Luôn tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa hàm lượng ethanol cao vì có thể làm da khô và dễ kích ứng hơn.
• Khi đắp mặt nạ bị rát, bạn nên hạn chế cho da tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc tác động môi trường.
• Nếu tình trạng rát da mặt kéo dài, bạn nên đến bác sĩ da liễu khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
>>> Đọc thêm: Thời gian đắp mặt nạ tốt nhất trong ngày là khi nào?
Lưu ý để tránh da mặt bị rát khi đắp mặt nạ
1. Thực hiện đúng quy trình đắp mặt nạ
Một trong những nguyên nhân khiến đắp mặt nạ bị rát là do sử dụng sai cách. Bạn nên thực hiện đúng quy trình đắp mặt nạ với các bước:
• Bước 1: Làm sạch da bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
• Bước 2: Thoa toner để cân bằng độ pH của da và mở lỗ chân lông giúp hấp thụ các thành phần trong mặt nạ.
• Bước 3: Đắp mặt nạ giấy đúng cách. Đảm bảo mặt nạ bao phủ càng nhiều bề mặt da càng tốt. Tránh đắp ở vùng mắt và môi.
• Bước 4: Thư giãn trong 20 phút rồi tháo mặt nạ. Bạn dùng tay vỗ nhẹ khắp mặt để dưỡng chất dư thừa thấm hoàn toàn vào da. Sau đó rửa mặt lại với nước.
• Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm để da hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ mặt nạ.
Bạn chỉ nên đắp mặt nạ từ 1 – 2 lần/tuần là đủ.
2. Chọn loại mặt nạ phù hợp
Sau đây là một số hướng dẫn chung giúp bạn chọn được loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình.
• Da dầu hoặc dễ bị mụn: Chọn mặt nạ đất sét hoặc bùn để hấp thụ dầu thừa và giải độc lỗ chân lông. Chọn loại có thành phần hoạt tính axit salicylic để giúp giảm thiểu mụn.
• Da khô: Đắp mặt nạ dưỡng ẩm có chứa các thành phần như axit hyaluronic hoặc glycerin để bổ sung độ ẩm.
• Da thường hoặc da hỗn hợp: Chọn mặt nạ có chứa dầu dưỡng và chiết xuất thực vật, chẳng hạn như dầu bơ để giúp cân bằng lượng dầu tự nhiên của da.
• Da nhạy cảm hoặc bị viêm: Chọn mặt nạ có thành phần làm dịu như lô hội, hoa cúc và yến mạch để giảm mẩn đỏ và kích ứng. Tránh mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ lột vì chúng có thể gây kích ứng quá mức cho da nhạy cảm.
• Da bị lão hóa: Chọn mặt nạ chống lão hóa hoặc mặt nạ qua đêm có chứa các thành phần như retinol, peptide hoặc chất chống oxy hóa.
• Da xỉn màu và không đều màu: Mặt nạ làm sáng da hoặc mặt nạ tẩy tế bào chết có chứa vitamin C có thể giúp cải thiện tông màu và độ sáng của làn da bạn.
Hy vọng những thông tin trên đây về những mẹo để tránh tình trạng đắp mặt nạ bị rát sẽ hữu ích cho bạn!
>>> Đọc thêm: Top 14 mặt nạ mật ong giúp da sáng, sạch mụn
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar