[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[🆕🇻🇳] Sulie House – Chuyên tư vấn và cung cấp các sản phẩm hỗ trợ mẹ trong quá trình ăn dặm cho bé 🧑‍🧒❤️️👶⭐️ CÔNG THỨC NẤU DASHI RAU CỦ CHO BÉ YÊU NƯỚC DASSI LÀ GÌ CÁCH NẤU NƯỚC DASHI CHO BÉ KHI BẮT ĐẦU ĂN DẶM TRẺ ĂN NGON NHỜ NƯỚC DÙN , shares-147✔️ , likes-31❤️️ , date-2022-08-28 12:09:03🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️‍🤼‍🏃🏻🚴🏼🏋🏻‍🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
🌽 CÔNG THỨC NẤU DASHI RAU CỦ CHO BÉ YÊU

❌❌ NƯỚC DASSI LÀ GÌ ‼‼‼

🍀CÁCH NẤU NƯỚC DASHI CHO BÉ KHI BẮT ĐẦU ĂN DẶM🥣🍲

🥣 TRẺ ĂN NGON NHỜ NƯỚC DÙNG DASHI🥗

💢💢Thông thường, khi chế biến nước dashi, các mom đã chia thành từng viên nhỏ và trữ đông. Vì thế, khi sử dụng mẹ cần rã đông dashi. Có hai cách:
♨️Nếu như mẹ cũng trữ đông cháo, thịt cá, thì cho nước dashi, thịt cá và cháo vào nỗi, đun cách thủy chừng 7 phút đến khi tất cả nguyên liệu rã đông và sôi thêm chừng 1-2 phút là có thể cho bé dùng được.

♨️Cách thứ hai, nếu như mẹ chỉ trữ đông nước dashi thì khi nấu, mẹ cho thêm vào cháo từ 15ml-30ml tuỳ độ đặc loãng của cháo để tăng khẩu vị cho bé. Hoặc cũng có thể cho vào rau củ nghiền khi chế biến món ăn cho bé”, nước dashi chỉ được coi là thêm gia vị vào món ăn của bé cho đậm đà, nên mẹ không nên cho quá nhiều.

Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ cá bào, rong biển và loại nấu từ rau củ quả.

🥗🥗🥗Cách quen thuộc nhất là làm DASHI TỪ RAU CỦ 🌽🥕🥔🍠🥦🥬🥒 mẹ có thể làm theo công thức sau:

– Rau củ quả mua về rửa sạch xắt khúc . Nên chọn rau theo mùa để tránh thuốc sâu và thuốc bảo quản ( ví dụ : bí ngô, mướp, ngô nếp ( nước sẽ thơm hơn , cà rốt, khoai tây , mía, su su…)

⭕️⭕️ CÁCH NẤU DASHI : cho nguyên liệu vào nồi và đổ nước cách chừng 1 đốt ngón tay , tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào trước hay sau ( mía , củ đậu , ngô nếp cho vào trc sôi 15p – khoai tây khoai lang cà rốt – su su ….) tổng thời gian đun là 30- 40p

❎ CÁCH BẢO QUẢN : Để nguội và cho vào khay trữ đông mỗi lần dùng từ 15 – 30ml

🚫🚫🚫 NOTE : Nước dashi trữ đông dùng trong 1 tuần nhé các mm . còn rau củ quả thì mình để nhà dùng còn đồ của bé thì ăn đồ tươi mới
Dưới đây là 1 số loại rau củ không kỵ nhau, không cản trợ hấp thu dinh dưỡng,các mẹ lưu lại nha❤️

⭐️ Dashi rau củ là nước hầm rau củ. Có vị ngọt từ các loại rau củ nguyên chất…

Chia hộp cho vào tủ đá… mỗi bữa bé măm 1 hộp, 1 nửa cho vào cháo, 1 nửa bé húp bên ngoài như canh có thể trữ dạng viên tùy to nhỏ dùng 2-4 viên ạ

⭐️ Dashi rau củ tốt hơn nước hầm xương hay bất kì sản phẩm nào khác nhé. Vì nó có vị ngọt tự nhiên giúp bé cảm nhận được vị ngọt. Mà có thể ăn đến khi lớn. Rau củ ninh nhừ thì ng lớn ăn hoặc bỏ đi , bé ăn thì hấp rau củ khác
Cách quen thuộc nhất là làm DASHI TỪ RAU CỦ 🌽🍠mẹ có thể làm theo công thức sau:

– Rau củ quả mua về rửa sạch xắt khúc. Nên chọn rau theo mùa để tránh thuốc sâu và thuốc bảo quản
⭕️ CÁCH NẤU DASHI : cho nguyên liệu vào nồi và đổ nước tầm 600-800ml, tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào trước hay sau rau củ lâu nhừ ninh 20p , rau củ nhanh nhừ ninh 10p , tổng thời gian đun là 30p

❎ CÁCH BẢO QUẢN: Để nguội và cho vào khay trữ đông , hộp hoặc khay kín có nắp dùng trong 7 ngày

còn rau củ quả thì mình để nhà dùng còn đồ của bé thì luôn ăn đồ tươi mới .
dashi có vị ngọt tự nhiên thay cho gia vị ^^ vì dưới 1t k nêm nếm gia vị nên dashi là nước thay cho gia vị tạo độ ngọt đó ạ

1. Nước Daishi là nước soup dành cho bé ăn kèm với món chính thay cho canh, súp hàng ngày giống chúng ta đó ạ.
Hoặc dùng làm nc nấu cháo cho bé.

2. Nước daishi muốn nấu thành công thì mng cần phải tìm hiểu các nhóm rau củ quả nào phù hợp với nhau. Nhiệt độ “chín” của mỗi loại ntn để biết cách cho lần lượt vào theo thứ tự.

3. Khi nấu nước Daishi cần phải cân đối lượng nước / rau cho phù hợp. Loại nào cho vào trc, loại nào cho vào sau, ninh bao nhiêu phút là đạt chuẩn

4. BÉ CÓ NGÁN KHI ĂN NHẠT KHÔNG?

Bé ti mẹ từ 0 – 6m tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm. Trong 6m đó bé chỉ tiếp xúc mỗi vị của sữa mẹ nên cũng k biết “ngán” là gì đâu ạ. Thật ra cảm giác “ngán” của người lớn là do chúng ta đã biết quá nhiều mùi vị, so sánh vị này vị kia, món này món kia mới thấy “ngán”.. Trẻ con từ 0 – 12m ăn theo bản năng “đói – no”, gai vị giác cũng chưa phát triển hoàn thiện nên phải tập bé ăn từng món một, từ vị thanh đến vị ngọt, vị chua và cuối cùng mới là vị mặn, vị cay. Càng giữ cho vị giác bé đc ổn định càng lâu thì sau này giai đoạn 1 – 3 tuổi bé sẽ không bị chứng biến ăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để đảm bảo không gây hại cho bộ máy tiêu hóa của trẻ.

Các con ăn dặm các mẹ nên cho con ăn riêng từng loại rau củ với cháo để xem các con thích gì và không thích gì… về sau mới trộn lẫn. Các loại rau củ rồi đến các loại rau, rồi mới đến thịt cá nha!
Chúc các mẹ thành công ❤️

Lưu ý 1 số điều sau ạ :
Ko hầm củ cải chung với carot kị nhau
Ko hầm củ dền với bé dưới 1 tuổi
…..Dashi – nước dùng “thần thánh” cho bữa ăn vẹn tròn mà ko cần nêm nếm gia vị

Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ tảo bẹ cá bào và loại nấu từ rau củ

2️⃣ DASHI TẢO BẸ CÁ BÀO: Tảo bẹ có lớp bụi mịn bên ngoài để bảo vệ dưỡng chất, chỉ cần dùng khăn lau, rửa sẽ mất chất
– B1 : Ngâm 2 lá tảo bẹ vào 400ml nước 15-30 cho tảo bẹ nở bung to.
– B2 : Sau đó đưa lên bếp đun vừa sôi lăn tăn khoảng 30s thì vớt tảo bẹ ra ngay ( đun lâu sẽ làm dashi bị đắng )
– B3 : Cho cá bào khô vào nhanh đun thêm 1 phút nữa và tắt bếp .
– B4 : Sau cùng vớt cá bào và tảo ra, lấy phần nước dùng cho bé.

CÁCH BẢO QUẢN : Để nguội và cho vào khay trữ đông mỗi lần dùng từ 15 – 30ml và dùng hết trong 1
tuần

=>>Mẹ đã biết chưa nè?! Từ giờ thì yên tâm cấp đông thực phẩm cho bé yêu nhà mình nhé!

💁‍♀️💁‍♀️BÍ QUYẾT NẤU NHANH BỮA ĂN DẶM CHO BÉ
Khi mẹ quá bận rộn thì trữ đông đồ ăn dặm là phương pháp được nhiều mẹ Nhật áp dụng nhất nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị bữa ăn, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin…
Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh: “Nếu bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho bé”.
Vì vậy, mẹ hãy lưu lại cách trữ đông và rã đông thực phẩm cho bé ngay hôm nay nhé! 🥰🥰
——-
📌 NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MẸ CẤP ĐÔNG VÀ RÃ ĐÔNG THỰC PHẨM CHO BÉ
👉👉 Thức ăn muốn trữ đông phải được chế biến ngay khi còn tươi sống.
👉👉 Thức ăn sau khi chế biến cần để riêng ra các khay khác nhau để trữ đông và ghi ngày tháng chế biến
👉👉Tủ trữ đông thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không để thức ăn trữ đông chung với các thực phẩm sổng khác.
👉👉 Không rã đông ở nhiệt độ phòng
👉👉 Thức ăn phải được rã đông đúng cách và chỉ rã đông phần thức ăn sẽ sử dụng. Các loại thức ăn sau khi đã rã đông mà bé ăn còn thừa thì không nên tiếp tục cấp đông lần nữa vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn.
👉👉 Không chủ quan đem đồ sau khi rã đông đi nấu ngay, mà mẹ cần dùng các giác quan để kiểm tra thực phẩm có đảm bảo không.

🍎🍏🥝ĂN DẶM🍒🍐🍌
☝️ Đầu tiên sẽ là những thức ăn nên – không nên. Trữ đông và cách trữ + rã đông thức ăn cho bé .
🍚🍠🍅🍵 Các món có thể trữ đông như : cháo , củ quả + dashi ….
❌ Không nên trữ đông như : RAU XANH
vì hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều. Khi rau nấu chín để quá lâu sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrite – chất chứa nguy cơ gây ung thư. Thậm chí, đun nóng lại cũng không thể khử được chất này. Vì vậy, không nên ăn rau nấu chín đã để qua đêm.

❌Cà Rốt : Cà rốt nấu chín ko nên để lâu trong tủ lạnh hoặc ngăn đá vì trong cà rốt có nitrat có thể gây thiếu máu ở trẻ. Để lạnh làm tăng chất này. Do đó, khi nấu bột/cháo ăn dặm cho bé, bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo cho ăn dặm thì không ăn cà rốt nấu chín để ngăn đá.
Không nên để cà rốt ngăn đá và nếu để ngăn lạnh thì không để lâu, chỉ để ăn trong ngày thôi.

✨Cách rã thức ăn :
khi rã thì cho từng viên vào chén vẩy 1 chút nước lên bề mặt viên thức ăn ( tránh bị khô thức ăn) sau đó trùm bọc thực phẩm và cho vào lò vi sóng vài giây là xong . Nếu ko có lò thì có thể hấp cách thuỷ ạ. Nếu có thời gian thì có thể cho thức ăn cần rã xuống ngăn mát tủ lạnh (rã dần) .

❌Các món kỵ với nhau ko nên mix :

⛔️Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt ko uống với các loại có vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh…
⛔️cải bó xôi với tôm
⛔️cam+ quýt với sữa
⛔️bí rợ kỵ cải thìa
⛔️sữa đậu nành và thịt heo
⛔️sữa đậu nành và trứng gà
⛔️óc heo và trứng
⛔️cà chua và khoai lang khoai tây
⛔️hoa quả và hải sản
⛔️củ cải và hoa quả
⛔️thịt ngỗng và quả lê
⛔️trà và trứng
⛔️cải bó xôi với đậu hủ
⛔️ gan và giá đỗ
⛔️gan với cà rốt +rau cần
⛔️thịt bò với lươn
⛔️thịt bò với đậu đen
⛔️hẹ và đậu hủ
⛔️dưa leo và cà chua
⛔️củ cải trắng và cà rốt
⛔️phô mai ko ăn với lươn , cua , mồng tơi ,rau dền…

✨Các giai đoạn phân chia theo từng thời kỳ✨

✅ Giai đoạn đầu từ 5-6m gọi là thời kỳ 1️⃣
✅ Giai đoạn 7-8m là thời kỳ 2️⃣
✅ Giai đoạn 9-11m là thời kỳ3️⃣
✅ Giai đoạn 12-18m là thời kỳ 4️⃣
———————-
*Nhữg giai đoạn bổ sung đạm thực vật + động vật như sau :

✨ Giai đoạn 5-6m (thời kỳ 1) :

_Cháo được nấu 1:10 ( tức 1 muỗng gạo : 10 muỗng nước) và pha thêm dashi để làm loãng .

🎈1 bữa chính vào 10h.

✅ Liều lượng :
Tuần 1 : làm quen TINH BỘT từ gạo ,khoai
3 ngày đầu chỉ ăn 1 muỗng cháo (5ml)
từ ngày thứ 4 : tăng lên 2 muỗng cháo và tăng dần sau 3 ngày tiếp theo .
🌟 Tối đa 1 ngày : 15-20ml

Tuần 2 : làm quen rau củ, tinh bột : 15-20ml
rau củ : từ 5ml tăng dần …10-15ml
🌟Tối đa : 25-30ml/ngày.

Tuần 3 : giữ nguyên khẩu phần ăn như ở T1,T2 nhưng bổ sung đạm thực vật từ đậu nành/đậu hũ non : 5ml
🌟Tổng Cộng : 30-35ml/ngày.

Tuần 4 : Giữ nguyên khẩu phần như trên nhưng thay thế đạm thực vật bằng đạm động vật (như các loại cá thịt trắng) .

✅ Bữa Phụ : 15h
sau 7 ngày đầu tiên đã ăn 1 bữa chính sẽ bổ sung thêm 1 bữa phụ tầm 15h ( sau khi bé ngủ dậy)
Bữa phụ : gồm tất cả trái cây , ép hoặc nghiền ( được hấp chín) và ngọt ko chua + yaourt sữa mẹ .
💢 Lưu ý trong giai đoạn 1️⃣ tất cả trái cây tráng miệng cho bữa chính hay chế biến cho bữa phụ đều được hấp chín , và được pha loãng theo tỉ lệ 1:6 (tức 1 ép trái cây ,6 nước ấm)

💫6,5m trở đi bé có thể ăn được : đậu hũ non , sữa chua , phô mai, trứng gà (chỉ ăn 1/2 lòng đỏ trứng) + cá thịt trắng (cá sông,đồng).

✨Giai đoạn 7-8m (thời kỳ 2) :
1 bữa chính lúc 10h
1 bữa phụ lúc 15h
1 bữa chính lúc 18h
Lúc này đã tăng độ thô của cháo là 1:7 (khi 7m)
và bữa phụ có thể thêm các món khác cho phong phú như bánh plan, sữa đậu, đậu hũ non từ yến mạch, đậu gà …ngoài ra nước ép trái cây có thể cho bé uống theo tỉ lệ 1:3 (tức 1 nước ép : 3 nước ấm)

_Các món ăn được như : cá hồi + gan gà + tim gà + thịt gà + lươn + ếch + bồ câu+ cua đồng + tôm sông.
–> 8m : Lúc này cháo được tăng độ thô là 1:5 , bé được bổ sung thêm : thịt heo .

✨Giai đoạn 9-10-11m (thời kỳ 3) :
Lúc 9m cháo tăng độ thô là 1:3 (nghiền cháo 15 ngày đầu , sau 15 ngày còn lại sẽ là cơm nát tức cháo 1:3 ko nghiền) –> đến khi 10m từ cơm nát sẽ là cơm nguyên hạt) .
Ăn 3 bữa chính :
👉 sáng : 7h/7h30
trưa : 11h/11h30
bữa phụ : 15h
chiều : 18h .
_các món ăn được như : thịt bò + nghêu ,hải sản trừ các loại cá có nhiều thuỷ ngân như : cá thu……

‼️HƯỚNG DẪN TRỮ ĐÔNG ĐỒ ĂN DẶM CHO CON ĐÚNG CÁCH – Không ảnh hưởng đến DINH DƯỠNG🥬🥦🌽🐟🍠🐣

⁉️Có phải chỉ mẹ lười mới trữ đông đồ ăn dặm cho con???

Mới đây, một bà mẹ đã nêu quan điểm của mình về phương pháp trữ đồ ăn dặm cho con trên một group khá nổi tiếng của các mẹ bỉm sữa. Theo quan điểm của chị, việc trữ đồ ăn dặm cho con là rất phản khoa học. Ngay lập tức, bài đăng đã gây ra rất nhiều tranh cãi, có người ủng hộ, nhưng cũng rất nhiều người phản đối gay gắt.

Nhìn chung người Việt mình nghe thấy nói đồ đông lạnh là có cảm giác không ngon lành, “mất chất”…Lại còn cho em bé nữa thì “tội” em bé quá. Hihi…

✅TUY NHIÊN, về mặt khoa học thì đồ đông lạnh không đáng bị định kiến đến vậy. Ở chế độ đông lạnh, HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT, thực phẩm gần như ở trạng thái ngủ và giữ nguyên trạng thái lúc mới nấu xong, nghĩa là chẳng có gì bị phá vỡ, phân hủy ở đây hết. Một thí nghiệm khác cũng cho kết quả là thịt bò tươi hoàn toàn và thịt bò đông lạnh 10 ngày cho một đám các bà nội trợ ăn, xong không có một ai bỏ phiếu chọn bên thịt bò tươi ngon hơn!

Tóm lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trữ đông đồ ăn dặm cho con là phương pháp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được nhiều mẹ Nhật áp dụng để đảm bảo trong tất cả các bữa ăn con đều được cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin… kể cả khi mẹ quá bận rộn. Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

⚠️Về ưu điểm: Việc trữ đông giúp các bà mẹ bận rộn công việc vẫn có thể đảm bảo cho con những bữa ăn phong phú hàng ngày. Việc trữ đông thức ăn giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, phương pháp này còn rất phù hợp khi trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé chỉ sử dụng 1 lượng thức ăn rất nhỏ.

⚠️Về nhược điểm: Thức ăn trữ đông khó giữ được hương vị thơm ngon nguyên bản như đồ ăn tươi sống. Việc trữ đông cũng cần phải được thực hiện đúng quy trình, chỉ cần không đúng cách, hoặc trữ đông trong thời gian quá dài sẽ khiến thức ăn bị mất một phần chất dinh dưỡng hoặc biến chất.

👉Do đó, để TRỮ ĐỒ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH, #LINKLINK xin tóm tắt cho mẹ những lưu ý quan trọng sau:

🌟1. CHÚ Ý

– Thức ăn muốn trữ đông phải được chế biến ngay khi còn #tươi_sống.

– Thức ăn sau khi chế biến cần để riêng ra các khay khác nhau để trữ đông. Sau khi đồ ăn dặm đã đông lạnh, có thể chia ra các túi trữ ziplock/hộp chuyên dụng bảo quản thực phẩm và ghi ngày tháng chế biến.

– Tủ trữ đông thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không để thức ăn trữ đông chung với các thực phẩm sổng khác.

– Trước khi chế biến, thức ăn phải được rã đông đúng cách và chỉ rã đông phần thức ăn sẽ sử dụng. Các loại thức ăn sau khi đã rã đông mà bé ăn còn thừa thì không nên tiếp tục cấp đông lần nữa vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn.

– Thức ăn dặm cấp đông nên cho bé ăn trong 1 tuần đối với các loại thịt, cá và 3 – 4 ngày với các loại rau củ để đảm bảo hương vị và dưỡng chất.

🌟2. Các DỤNG CỤ, ĐỒ DÙNG cần thiết khi chế biến đồ ăn dặm đông lạnh
👉Khay chứa thức ăn (giống như khay làm đá) có nắp bảo quản: Có nhiều dung tích khác nhau 25ml, 50ml…
👉Túi ziplock bảo quản thực phẩm
👉Rây tròn lỗ nhỏ, bàn mài, bàn nạo củ quả, dụng cụ dằm hoa quả
👉Ngoài ra, vì đồ đông lạnh sẽ nấu số lượng nhiều để dự trữ nên ngoài bộ dụng cụ chế ăn dặm (thường chi phí khá lớn 400-900k/bộ) thì các mẹ có thể sử dụng máy xay cầm tay để tiện lợi và đỡ tốn sức lực mài, nghiền.

🌟3. Cách CHẾ BIẾN đồ ăn dặm đông lạnh cho bé

🍃Cháo nhuyễn:

– Các mẹ nấu cháo nhuyễn như bình thường, có thể dùng tay hoặc máy để nghiền cháo. Nấu số lượng nhiều một chút rồi cho vào khay để đá, để đông lạnh. Các mẹ nấu 45g gạo, 450ml nước theo tỉ lệ phù hợp với nhu cầu ăn với mỗi giai đoạn của bé (loãng, nhuyễn, đặc và thô dần), các mẹ dựa theo nhu cầu của con mình để ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.
– Sau khi đông thành đá thì lấy ra, cho vào túi bảo quản thực phẩm.

🍃Cà rốt/bí đỏ/rau củ quả

– Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang… các mẹ hãy luộc chín, sau đó: … một là cho vào túi nylon đựng thực phẩm sạch rồi dùng thìa, hoặc chày nghiền nhuyễn. Hai là dùng máy xay để xay nhuyễn.

🍃Nước rau củ luộc

– Nước rau củ luộc cũng làm tương tự vậy nhé các mẹ. Thành phần để chế nước rau củ cho bé là một vài loại rau củ lấy nước (mùa nào thì rau củ đó là ngon nhất) bao gồm: củ cải, cà rốt, bắp cải, khoai lang, nấm + 600ml nước.
– Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái. Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá.

🍃Cá

– Sau khi ăn dặm 3 tuần thì các mẹ nên cho con tập ăn đạm, và món cá là món đầu tiên. Cách chế biến cá để đông lạnh cũng hết sức đơn giản: cá đem luộc chín bỏ da, dùng tay kiếm tra xem có xương thì bỏ hết xương đi rồi cho vào cối nghiền nhuyễn.

‼️Lưu ý:

– Tất cả những gì cho con ăn dặm các mẹ đều có thể chế biến thành đồ đông lạnh được, nên tùy theo khẩu vị của con, số lượng con ăn và tùy theo mùa để quyết định chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con.

– Ngoài ra, sau khi chế biến các mẹ nhớ ghi ngày tháng chế biến vì đồ ăn dặm đông lạnh chỉ nên dùng tốt nhất trong vòng 1 tuần.

🌟4. Cách NẤU ĂN DẶM cho con từ đồ ăn dặm đông lạnh

Đến bữa ăn của con thì tùy theo lượng con ăn để mẹ quyết định nấu bao nhiêu viên (mỗi viên thường 40-50ml-90ml). Thông thường: cháo nhuyễn + 1 trong những thức ăn (rau củ, cá…) đã đông lạnh. Cứ như vậy đổi món liên tục, ví dụ: sáng ăn cháo cá thì chiều sẽ ăn cháo khoai tây.

✅Có 3 cách để chế biến ăn dặm từ đồ đông lạnh như sau:

✌️Đun cách thủy: Đây là phương pháp “cổ điển” và vô cùng hiệu quả để giữ được những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm để rã đông thức ăn. Các mẹ có thể cho viên cháo hay thịt vào một cái bát nhỏ rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa nhỏ và khuấy đều là ta có thể cho con ăn ngay được rồi.

✌️Nấu trên bếp: Cho vào nồi món định cho con ăn, đun nhỏ lửa (có thể cho thêm 10 – 20ml nước, tùy theo lượng nấu). Đến khi hỗn hợp tan chảy, nóng, các mẹ trộn đều với nhau là có cháo ngon cho con ăn.

✌️Lò vi sóng: Rã đông (có thể rã đông ngăn mát hoặc rã đông theo chế độ lò vi sóng), rồi quay nóng món mà định cho con ăn. Sau đó trộn đều lên là hoàn thành.

Trong xã hội mà “thời gian quí hơn vàng” như hiện nay thì có lẽ nhiều mẹ sẽ ngại luôn cả phần đun nấu. Dùng lò vi sóng để hâm thức ăn là cách nhanh chóng và đơn giản nhất bởi chỉ cần trong vòng 30 giây đến 1 phút là thức ăn sẽ hoàn toàn rã đông. Tuy nhiên vì lò vi sóng thường làm nóng không đều nên các mẹ hãy nhớ khuấy thật kỹ cho nóng đều và kiễm tra nhiệt độ thật cẩn thận, chỉ cho bé ăn khi thực phẩm đã nguội bớt nhé.

🍃BƯỚC RÃ ĐÔNG RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ GIỮ MÙI VỊ – DINH DƯỠNG CHO ĐỒ ĂN

❄️❄️❄️ 𝐆𝐎̛̣𝐈 𝐘́ 𝐌𝐄̣ 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐂𝐇 “𝐑𝐀̃ Đ𝐎̂𝐍𝐆” Đ𝐎̂̀ 𝐀̆𝐍 𝐃𝐀̣̆𝐌 𝐀𝐍 𝐓𝐎𝐀̀𝐍 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓

1️⃣ ĐUN CÁCH THUỶ

Đây là phương pháp “cổ điển” và vô cùng hiệu quả để giữ được vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm khi rã đông.

👉🏻 Các mẹ có thể cho viên cháo hay thịt vào một cái bát nhỏ rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa nhỏ và khuấy đều là ta có thể cho con ăn ngay được rồi.

2️⃣ SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG

– Dùng lò vi sóng để hâm thức ăn là cách rã đông đồ ăn dặm cho bé nhanh chóng và đơn giản nhất.
– Chỉ cần trong vòng 30 giây đến 1 phút là thức ăn sẽ hoàn toàn có thể chế biến được.
👉🏻 Tuy nhiên, vì lò vi sóng thường làm nóng không đều nên các mẹ hãy nhớ khuấy thật kỹ cho nóng đều và kiểm tra nhiệt độ thật cẩn thận. Chỉ cho bé ăn khi thực phẩm đã nguội bớt nhé!

2️⃣ RÃ ĐÔNG TRONG NGĂN MÁT TỦ LẠNH (ưu tiên)

– Các mẹ có thể chuyển thức ăn dạng đá viên từ ngăn lạnh sang ngăn mát và để qua một đêm. Sáng hôm sau trước khi chuẩn bị đi làm, thức ăn đã hoàn toàn rã đông và chỉ cần đun một chút là có ngay cháo ăn nóng hổi cho con yêu.

❌ Tuy vậy, các mẹ lưu ý đừng để thức ăn rã đông tự nhiên ngoài không khí nhé! Nhiệt độ nóng ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bé yêu đấy.

🔥🔥🔥 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 𝐓𝐀̆́𝐂 𝐑𝐀̃ Đ𝐎̂𝐍𝐆 Đ𝐎̂̉ 𝐀̆𝐍 𝐃𝐀̣̆𝐌 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐄́ 𝐌𝐀̀ 𝐌𝐄̣ 𝐂𝐀̂̀𝐍 𝐁𝐈𝐄̂́𝐓

❌ Không rã đông ở nhiệt độ phòng vì nguy cơ nhiễm khuẩn của thực phẩm sẽ rất cao, nhất là các loại thịt gà/cá/hải sản.

❌ Không cấp đông lại những thức ăn dặm đã rã đông, vì như thế thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa thức ăn đó sẽ giảm mùi vị thơm ngon, chất dinh dưỡng trong nó không được đảm bảo.

❌ Mẹ cần kiểm tra ngày tháng ghi khi trữ đông thức ăn, để biết hạn dùng của các loại thực phẩm này.

✅ Để đảm bảo, chắc chắn hơn nữa, khi rã đông đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ không được chủ quan đem nấu ngay. Cần kiểm tra thực phẩm có đảm bảo không.
Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu những thực phẩm nên hoặc không nên cấp đông, để có thể đảm bảo nhất nhé!

👉👉👉Với đồ ăn dặm đông lạnh, bé thì được đổi món liên tục, còn mẹ thì không tốn nhiều thời gian hàng ngày cho việc nấu ăn dặm nữa, có thêm nhiều thơi gian rảnh rỗi để làm việc nhà, chăm sóc bản thân, và thêm thời gian để chơi với con.
Nguồn : sưu tầm tổng hợp
💁🏻CÙNG THAM KHẢO ĐỂ CHĂM SÓC BÉ NHÉ MẸ





🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER

🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈‍⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100064847914600


CÔNG THỨC NẤU DASHI RAU CỦ CHO BÉ YÊU

NƯỚC DASSI LÀ GÌ

CÁCH NẤU NƯỚC DASHI CHO BÉ KHI BẮT ĐẦU ĂN DẶM

TRẺ ĂN NGON NHỜ NƯỚC DÙN , shares-147✔️ , likes-31️️ , date-2022-08-28 12:09:03📰🆕
#CONG #THUC #NAU #DASHI #RAU #CHO #YEU #NƯỚC #DASSI #LÀ #GÌ #CÁCH #NAU #NUOC #DASHI #CHO #KHI #BẮT #ĐẦU #ĂN #DẶM #TRE #NGON #NHO #NUOC #DUN



[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart