[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[🆕🇻🇳] Mathtasy Toán học kì thú – Một thế giới khác của Toán học 📚 Top1Learn 📕 Hiệu ứng Matthew là một hiện tượng xã hội có thể được tóm gọn bởi câu ngạn ngữ “Kẻ giàu ngày càng giàu có, người nghèo ngày càng nghèo khổ.” Hiệu ứng Matth , shares-55✔️ , likes-153❤️️ , date-2023-11-12 16:08:10🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️‍🤼‍🏃🏻🚴🏼🏋🏻‍🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
Hiệu ứng Matthew là một hiện tượng xã hội có thể được tóm gọn bởi câu ngạn ngữ “Kẻ giàu ngày càng giàu có, người nghèo ngày càng nghèo khổ.” Hiệu ứng Matthew được nghiên cứu bởi nhà xã hội học Robert K. Merton trong một bài báo xuất bản vào năm 1968. Ông gọi nó là hiệu ứng Matthew, lấy cảm hứng từ trích dẫn Kinh Thánh Công giáo trong Tin Mừng của Thánh Matthew với nguyên văn:
“Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.”

Hiệu ứng Matthew là một hiện tượng xã hội không mong muốn, xuất hiện dàn trải ở mọi mặt kinh tế, khoa học, giáo dục và tâm lý. Nó thể hiện theo đúng những gì mà Tin Mừng Thánh Matthew đã mô tả.

Xét trên phương diện trong khoa học, ở một khía cạnh nào đó, luật Stigler về sự ghi danh là một trường hợp riêng của hiệu ứng Matthew. Một nhà khoa học có tiếng tăm sẽ có cơ hội nhận được sự công nhận cao hơn một người nghiên cứu chưa có tên tuổi, dù rằng công sức đóng góp của hai người là hoàn toàn như nhau, thậm chí đôi khi người vô danh phải làm việc cật lực hơn rất nhiều. Có một điều thú vị rằng, Stigler gọi hiệu ứng Matthew là hiệu ứng Merton, theo đúng tên người đã khám phá nó. Hiệu ứng Matthew không được gọi theo tên người khám phá vì chính người khám phá là Merton đã không đặt tên nó theo tên của ông.

Lịch sử thường kể lại theo một mô-típ rằng những người có công nghiên cứu và khám phá khoa học thường được lưu danh xứng đáng qua những gì mà người đó đóng góp. Điều này đúng, nhưng đóng góp không có nghĩa là tiên phong. Thông thường, một số người có cùng ý tưởng, công bố tại cùng một thời điểm nhưng tùy vào danh tiếng của họ cũng như nhà xuất bản mà công trạng của người đó sẽ được công nhận hay không. Nổi tiếng nhất cho trường hợp này là phép tính đạo hàm và tích phân, được phát triển độc lập bởi Leibniz và Newton nhưng Newton lại được “ưu ái” hơn bởi tài năng vốn có của ông, trong khi Leibniz bị cáo buộc ăn cắp. Các nhà viết sử toán học đầu thế kỷ 19 sau này mới thừa nhận Leibniz vô tội, và chỉ ra những khác biệt mang tính độc lập giữa hai phiên bản đạo hàm/tích phân của Leibniz và Newton. Nhưng ngay cả đến ngày nay, bộ môn toán giải tích vẫn được xem là công trình của Newton, trong khi số ít mới biết đến Leibniz. Sai lầm lớn của Leibniz ngày ấy là ông đã kêu gọi Hội Hoàng gia giải quyết vấn đề công trạng trong khi Newton vốn lại là Chủ tịch của Hội. Newton đã chỉ định một hội đồng “công bằng” nhưng gồm toàn những người bạn của ông một cách “tình cờ” để tra xét vấn đề.
Câu chuyện giữa Edison và Tesla cũng gần như thế. Thomas Edison được biết đến nhiều hơn và cũng đã dùng nhiều thủ đoạn hạ bệ Nikola Tesla.

Hiệu ứng Matthew còn trở nên mạnh mẽ hơn đối với phụ nữ, trở thành hiệu ứng Matlilda, trường hợp riêng của hiệu ứng Matthew đối với nhóm các nhà khoa học nữ, xảy ra khi người phụ nữ không được đối xử bình đẳng về sự công nhận hay tệ hơn, các đóng góp của họ được ghi danh cho đồng nghiệp nam. Hiệu ứng được đặt theo tên của nhà hoạt động chính trị Matilda Joslyn Gage (1826 – 1898) bởi nhà sử học khoa học Margaret Rossiter vào năm 1993.
Minh chứng điển hình nhất cho hiệu ứng Matilda là nhà vật lý – hóa học nữ người Pháp Marie Curie, người chưa bao giờ được nhận vào Học viện Khoa học Pháp. Năm 1903, bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất lúc ấy được đề cử giải Nobel, nhưng đó chỉ là sự may mắn vì bà nhận được sự ủng hộ của người bạn trong ủy ban trao giải và Pierre Curie – đồng nghiệp, và cũng là chồng bà. Năm 1934, giải Nobel sinh học – y học được trao cho nhóm khoa học gia George Whipple, George Richards Minot, William Murphy mà không bao gồm nữ đồng nghiệp của họ là Frieda Robscheit-Robbins. Chỉ có Whipple chia sẻ số tiền thưởng với cô vì cô là đồng tác giả của hầu hết các ấn phẩm của Whipple.

Không chỉ có thế, hàng loạt phụ nữ với những đóng góp hết sức to lớn đã bị từ chối trao thưởng Nobel hoặc giải thưởng rơi vào tay đồng nghiệp nam gồm có: Lise Meitner vào năm 1944, Marietta Blau và Hertha Wambacher năm 1950, Chien-Shiung Wu năm 1957, Esther Lederberg năm 1958, Jocelyn Bell Burnell năm 1974. Chưa hết, những cái tên khác vướng phải hiệu ứng Matilda theo trình tự thời gian còn có: Nettie Stevens, Mary Whiton Calkins, Gerty Cori, Rosalind Franklin, Marthe Gautier, Marian Diamond, Harriet Zuckerman.

Đại văn hào Mark Twain cũng đã từng có nhận định giống như sự thể hiện của hiệu ứng Matthew trong khoa học
“Cần đến một ngàn người để phát minh ra máy điện tín, động cơ hơi nước, máy quay đĩa, một bức ảnh chụp, điện thoại hay bất cứ thứ gì quan trọng khác – thế rồi người cuối cùng được ghi công và chúng ta quên đi những người còn lại. Anh ta chỉ thêm vào một phần đóng góp nhỏ – đó là tất cả những gì anh ta đã làm. Hiện tượng này cho chúng ta thấy rằng chín mươi chín phần trăm mọi sản phẩm trí tuệ ở góc độ nào đó chỉ là thứ đạo văn, đơn giản và ngắn gọn; và rằng chúng ta nên biết khiêm tốn lại. Nhưng không gì có thể khiến con người làm được điều đó.”
– Mark Twain

Hiệu ứng Matthew cũng xuất hiện nhiều phương diện xã hội khác và gây nhiều hậu quả nặng nề. Trong giáo dục, đó là hiện tượng một học sinh giỏi sẽ càng thêm tiến bộ, còn học sinh yếu kém sẽ ngày càng yếu kém đi vì mọi kỳ vọng của giáo viên đều đặt vào học sinh giỏi, chúng sẽ được chú ý quan tâm nhiều hơn so với học sinh yếu kém. Trong kinh tế, ngân hàng sẽ cho vay dễ dàng hơn cho những ai có khả năng thanh khoản chứ không phải người nghèo thực sự đang rất cần số tiền đó, điều này có nghĩa là người giàu ngày càng giàu có, còn người nghèo ngày càng nghèo khổ. Trong nghệ thuật, cơ hội trở thành những nghệ sỹ thực thụ cũng rất khó khăn, người càng nổi tiếng sẽ càng nhiều cơ hội hơn so với những người mới vào nghề, một video clip với lượt xem càng nhiều sẽ càng có mức độ thu hút cao. Việc hiểu và nắm bắt được nội dung hiệu ứng Matthew sẽ giúp chúng ta tránh được những hậu quả tiêu cực của nó.

Về cái tên Hiệu ứng Matthew mà Merton đã đặt, ông đã lấy cảm hứng dựa trên dụ ngôn “Những yến bạc” trong Tin Mừng Thánh Matthew. Câu chuyện kể rằng:
Một ông chủ sắp đi xa nhà. Trước khi đi, ông liền giao cho ba người đầy tớ trông coi một lượng tài sản của mình, ít hay nhiều thì dựa vào khả năng của họ. Người thứ nhất nhận được năm yến, người thứ hai nhận hai yến, người thứ ba thì một yến. Một thời gian sau, ông chủ quay về nhà và gọi họ ra để tính toán sổ sách. Hai người đầy tớ đầu tiên vào giải trình, rằng với những yến bạc được giao, họ đã làm việc và sinh lời gấp đôi cho ông chủ. Do đó, họ được ông chủ khen thưởng: “Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy đi vào mà hưởng niềm vui chốc nữa với chủ của hai anh!”. Tiếp đến, người đầy tớ thứ ba đem yến mà mình nhận được chôn dưới đất rồi giải trình: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!”. Ông chủ nổi cơn thịnh nộ với hắn: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lãi chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cả cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng gã ra ngoài: ở đó, gã sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Bài học mà hiệu ứng Mathew đem lại lớn hơn những gì bạn có thể nghĩ đến. Đó là sức mạnh của lợi thế ban đầu và xiềng xích của sự bất lợi. Hiệu ứng Matthew đặt ra vấn đề bạn cần những gì để vươn tới thành công.

Theo quan điểm “tiêu chuẩn”, để thành công, bạn cần phải mạnh mẽ, đi lên từ chính sức lực của mình, bằng sự ưu tú, tính kiên trì và lòng quyết tâm bất chấp bạn là ai, dân tộc nào và đến từ đâu. Ngược lại, nếu như bạn có gia thế, các mối quan hệ, vốn liếng dồi dào thì những gì bạn đạt được thường không được coi là thành công dù cho thành quả có lớn lao. Nói cách khác, để đánh giá một người thành công, tiêu chuẩn chỉ là năng lực đi kèm thành quả.
Liệu có phải như vậy?
Giả sử tiêu chuẩn trên là đúng. Vậy thì dù cho cha mẹ bạn là ai, bạn bè quen biết, gốc gác gia đình, xuất thân xã hội của bạn như thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ thành công bởi bạn có năng lực. Thậm chí nếu xuất chúng, bộ phận chiêu mộ và tìm kiếm tài năng sẽ tìm đến bạn, và nếu bạn nguyện chấp nhận phát triển năng lực, hệ thống sẽ tưởng thưởng. Theo quan điểm này, người thành công sẽ phân bố đều khắp địa cầu.

Vậy thì tại sao có những mẫu hình thành công nhất định tùy khu vực? Tại sao người Châu Á lại rất giỏi Toán? Tại sao Mỹ là quốc gia có số lượng tỷ phú nhiều nhất thế giới? Tại sao các nước Mỹ Latin lại dẫn đầu thế giới trong bộ môn bóng đá?… Nếu khảo sát cuộc sống của những người nổi bật − những người tài ba, giỏi giang, tiên phong − thì sớm hay muộn, có thể khẳng định rằng có những sai lầm sâu sắc trong cách nhìn nhận của chúng ta về thành công. Khi nói về những người thành công, chúng ta muốn xem họ sở hữu tính cách như thế nào, họ thông minh đến đâu, phong cách của họ có gì đặc biệt, họ sinh ra với thứ tài năng thiên bẩm nào? Và chúng ta một mực cho rằng chính những phẩm chất cá nhân đó đủ để giải thích cách một người đạt tới đỉnh cao.

Trong những cuốn tự truyện được các tỷ phú, doanh nhân, nghệ sỹ hay những người nổi tiếng xuất bản nhan nhản hàng năm, câu chuyện lúc nào cũng y nguyên một kiểu: người hùng của chúng ta được sinh ra trong những hoàn cảnh khốn đốn, nhờ những nỗ lực bền bỉ và tài năng mà đã tìm được con đường đi đến sự vĩ đại. Mô típ xưa cũ đã có từ lâu.

Con người ta không vươn lên từ chỗ hoàn toàn trắng trơn. Chúng ta vẫn thừa hưởng ít nhiều gì đó từ dòng dõi gia đình hoặc sự bảo trợ. Những người thành công trông có vẻ tự thân làm lụng mọi điều. Nhưng trên thực tế, họ vẫn luôn là kẻ thụ hưởng những lợi thế ẩn giấu và những cơ may phi thường cũng như những di sản văn hóa cho phép họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận về thế giới bằng những cách thức mà kẻ khác không thể. Việc chúng ta sinh trưởng ở đâu và vào thời gian nào rõ ràng làm nên những điều khác biệt. Nền văn hóa mà chúng ta thuộc về và những di sản do ông bà tổ tiên để lại đã định hình những khuôn mẫu thành công bằng những cách thức mà chúng ta không tài nào tưởng tượng nổi. Nói cách khác, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta chỉ biết hỏi xem những người thành công có đặc điểm như thế nào. Chỉ thông qua việc hỏi xem họ xuất thân từ đâu, chúng ta mới có thể làm sáng tỏ những logic đằng sau việc một số người thành công còn người khác thì không.

Các nhà sinh vật học vẫn thường nói về “sinh thái học” của một sinh thể: cây sồi cao lớn nhất trong rừng sở dĩ cao lớn nhất không phải chỉ bởi nó nảy ra từ quả sồi cứng cáp nhất; nó là cây cao lớn nhất bởi không có cây nào chặn mất ánh sáng mặt trời của nó, đất đai xung quanh nó vừa sâu vừa màu mỡ, không có con thỏ nào gặm mất vỏ cây khi nó còn non tơ, và cũng không có tay thợ rừng nào đốn hạ khi nó chưa đủ cứng cáp. Chúng ta đều biết những cây sồi cao lớn vươn lên từ những hạt mầm cứng cỏi. Nhưng liệu chúng ta có hiểu biết đủ nhiều về thứ ánh sáng mặt trời đã sưởi ấm cho những hạt mầm đó, về thứ thổ nhưỡng mà trong đó chúng cắm sâu bộ rễ, và cả những con thỏ hay tay thợ rừng mà chúng đủ may mắn tránh thoát không?

Có lẽ giờ là lúc chúng ta tìm hiểu câu chuyện tuyển lựa các tài năng thể thao mà nhà văn Malcolm Gladwell đã mô tả rất chi tiết trong quyển Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện về thành công từ những số liệu thực tế.
***
Cho tới tận giữa thập niên 1980, nhà tâm lý học người Canada Roger Barnsley lần đầu tiên khiến người ta chú ý đến mẫu hình tài năng theo lứa tuổi. Barnsley đến xem một trận đấu khúc côn cầu của đội Lethbridge Broncos ở nam Alberta, một đội bóng cũng chơi ở giải Major Junior A, hệt như Vancouver Giants hay Medicine Hats Tigers. Ông đến đó cùng vợ là Paula và hai cậu con trai. Người vợ đọc kỹ danh sách khi đi ngang qua bảng niêm yết tuyển thủ.
“Roger,” cô gọi, “anh có biết những cậu trai này sinh vào khi nào không?”
Barnsley nói có, “Chúng đều trong lứa từ mười sáu đến hai mươi, thế nên phải sinh vào khoảng cuối những năm 1960.”
“Không, không phải thế,” Paula tiếp tục, “tháng nào cơ?”
“Tôi nghĩ là cô ấy rỗi việc quá,” Barnsley nhớ lại. “Nhưng tôi ngó qua đó, và tôi chợt hiểu điều mà cô ấy thắc mắc. Bởi một nguyên cớ nào đó, xuất hiện một số lượng đáng kinh ngạc ngày sinh ở tháng Một, Hai và Ba.”
Barnsley trở về nhà đêm ấy và kiểm tra ngày sinh tháng đẻ của tất cả những vận động viên khúc côn cầu chuyên nghiệp mà ông có thể tìm ra. Ông nhận ra mẫu hình tương tự. Sau đó, Barnsley, vợ ông và cộng sự Thompson đã cùng nhau thu thập số liệu của mọi tuyển thủ trong giải vô địch khúc côn cầu Ontario Junior. Câu chuyện vẫn như vậy. Có nhiều cầu thủ sinh vào tháng Giêng hơn bất cứ tháng nào khác với mức chênh lệch áp đảo. Thế còn tháng sinh phổ biến thứ hai? Chính là tháng Hai. Đứng thứ ba? Là tháng Ba. Barnsley phát hiện ra rằng số tuyển thủ chơi ở giải vô địch Ontario Junior sinh vào tháng Giêng gấp gần năm lần rưỡi so với số người sinh vào tháng Mười Một. Ông xem xét các đội hình ngôi sao ở lứa tuổi mười một và mười ba, gồm các tuyển thủ trẻ được lựa chọn vào những đội du đấu ưu tú. Câu chuyện tương tự. Ông lại xem tiếp đến thành phần cấu thành của Giải vô địch khúc côn cầu quốc gia. Vẫn như vậy. Càng xem xét, Barnsley càng tin chắc rằng những gì ông thấy không phải trùng hợp ngẫu nhiên, mà là một quy luật bất biến của môn khúc côn cầu Canada: trong bất cứ nhóm cầu thủ khúc côn cầu ưu tú nào − xuất sắc nhất trong những người xuất sắc − có đến 40% tuyển thủ ra đời trong khoảng từ tháng Giêng đến tháng Ba, 30% trong khoảng tháng Tư đến tháng Sáu, và 10% trong khoảng tháng Mười đến tháng Mười Hai.
“Biết bao năm tháng trong nghề tâm lý học, tôi chưa bao giờ gặp phải một hiệu ứng rộng lớn đến thế này.” Barnsley nói, “Bạn thậm chí không cần phải thực hiện bất cứ phân tích số liệu nào. Chỉ cần nhìn vào nó thôi.”
Sau đây là đoạn tường thuật hai bàn thắng trong trận chung kết Memorial Cup, trong đó tên của họ được thay thế bởi ngày sinh tháng đẻ. Nó không còn vẻ gì giống với giải vô địch khúc côn cầu trẻ Canada nữa. Giờ đây nó mang hơi hướng một thứ lễ nghi thể thao lạ đời dành cho những cậu bé tuổi teen sinh dưới các cung hoàng đạo Ma Kết, Bảo Bình và Song Ngư.
11/tháng-Mười-Một bắt đầu quanh quẩn một bên lưới của Tiger, chuyền bóng cho đồng đội là 4/tháng-Một, cậu này đẩy sang cho 22/tháng-Một, anh chàng vụt lại cho 12/tháng-Ba, cầu thủ này vụt thẳng vào khung thành của Tiger, 27/tháng-Tư. 27/tháng-Tư chặn được cú đánh, nhưng quả bóng bị bật lại bởi 6/tháng-Ba của Vancouver. Cậu ta vụt bóng! Các hậu vệ 9/tháng-Hai và 14/tháng-Hai của Medicine Hat nhoài người chặn bóng trong khi 10/tháng-Giêng đứng nhìn bất lực. Mùng 6/tháng-Ba ghi bàn!
Giờ hãy chuyển sang hiệp hai.
Đến lượt Medicine Hat. Tay ghi bàn hàng đầu của Tigers, 21/tháng-Giêng quán xuyến phía cánh phải sân đấu. Cậu ta dừng lại và xoay người, lách qua hậu vệ 15/tháng-Hai của Vancouver. 21/tháng-Giêng sau đó khéo léo chuyền bóng cho đồng đội 20/tháng-Mười-Hai − Ô! cậu ta làm gì vậy?! Anh chàng đó thoát được sự truy cản của hậu vệ 17/tháng-Năm đang lao tới và chuyền một cú tạt ngang cấm địa trở lại cho 21/tháng-Giêng. Cậu ta vụt bóng! Hậu vệ 12/tháng-Ba của Vancouver nhoài ra, cố gắng chặn cú đánh. Thủ thành Vancouver, 19/tháng-Ba lao lên vô vọng. 21/tháng-Giêng đã ghi bàn! Cậu giơ cao tay mừng chiến thắng. Đồng đội mùng 2/tháng-Năm nhảy lên lưng cậu vui sướng.
Cắt nghĩa cho việc này cực đơn giản. Chẳng có gì phải bàn đến chiêm tinh học, và ba tháng đầu năm cũng không có gì đáng gọi là thần diệu. Chỉ đơn giản là ở Canada, việc ngắt đoạn tuyển lựa cho khúc côn cầu theo lứa tuổi là ngày 1 tháng Giêng. Một cậu bé lên 10 vào ngày 2 tháng Giêng, theo đó, sẽ chơi cùng chiếu với những bạn kịp bước vào tuổi lên 10 cho đến tận cuối năm − và vào lứa tuổi ấy, giai đoạn vị thành niên, khoảng cách mười hai tháng tuổi biểu hiện sự khác biệt to lớn về mức độ trưởng thành thể chất.
Ở Canada, đất nước cuồng mộ môn khúc côn cầu bậc nhất hành tinh, các huấn luyện viên bắt đầu lựa chọn tuyển thủ cho các đội hình “tiêu biểu” du đấu, những đội toàn ngôi sao, vào lứa tuổi chín hoặc mười, và có nhiều khả năng họ sẽ coi những cầu thủ lớn hơn, biết cách phối hợp hơn, vốn được thừa hưởng những ích lợi từ vài tháng dôi dư then chốt già dặn về thể chất, là những tay chơi tài năng.
Và điều gì xảy ra khi một tuyển thủ được lựa chọn vào đội hình tiêu biểu? Cậu ta sẽ được huấn luyện tốt hơn, có những đồng đội tốt hơn, và cậu chơi năm mươi đến bảy mươi lăm trận đấu trong một mùa bóng thay vì hai mươi trận một mùa như những bạn đồng lứa bị rớt lại trong những giải đấu “cây nhà lá vườn”, và cậu được luyện tập gấp hai lần, thậm chí là ba lần so với việc nếu không bước chân được vào đây. Lúc khởi đầu, ưu thế của cậu không phải ở chỗ cậu vốn đã giỏi giang hơn mà chỉ là ở chỗ cậu lớn hơn chút đỉnh. Nhưng bước vào tuổi mười ba hay mười bốn, với lợi ích có được từ quá trình huấn luyện tốt hơn và tất cả những tập luyện phụ trợ không mấy chính đáng khác, cậu thực sự đã xuất sắc hơn, vậy nên cậu chính là người có nhiều khả năng sẽ thẳng tiến tới giải vô địch Major Junior A, và từ đó tìm đường đến những giải đấu lớn.
Barnsley lập luận rằng những kiểu phân bố lứa tuổi lệch lạc như thế này sẽ tồn tại khi có ba điều xảy ra: lựa chọn, xếp đặt các nhóm theo năng lực và kinh nghiệm khác biệt. Nếu bạn phải đưa ra một quyết định xem ai giỏi và ai không mấy giỏi ở lứa tuổi nhỏ; bạn tách riêng “kẻ tài năng” ra khỏi những kẻ “kém tài”; nếu bạn mang tới cho những kẻ “tài năng” những trải nghiệm tốt, kết quả là bạn sẽ đem lại lợi thế to lớn đến cho một nhóm nhỏ những người có ngày sinh sát nhất với ngày “ngắt ngọn”.
Ở Mỹ, cách lựa chọn, phân nhóm bóng đá và bóng rổ không theo năng lực và khu biệt hóa khắc nghiệt quá mức như ở Canada. Kết quả là, một đứa trẻ có thể đuối hơn một chút về mặt thể chất trong những môn thể thao ấy vẫn được tham gia chơi nhiều tương đương với những bạn đồng trang lứa già dặn hơn. Nhưng trong môn bóng chày thì người ta lại làm như thế. Ngày ngắt ngọn đối với hầu hết các giải vô địch bóng chày phi học đường ở Hoa Kỳ là 31 tháng Bảy, kết quả là số lượng tuyển thủ chơi trong những giải chủ chốt sinh vào tháng Tám nhiều hơn hẳn các tháng khác. (Những con số này rõ như ban ngày: năm 2005, trong số các tuyển thủ Mỹ chơi ở giải vô địch bóng chày thì có tới 505 người sinh vào tháng Tám so với 313 người sinh vào tháng Bảy).
Môn bóng đá ở châu Âu, tương tự như thế, lại được tổ chức giống như môn khúc côn cầu và bóng chày, và phân bố ngày sinh trong môn thể thao đó cũng lệch nghiêm trọng. Ở Anh, mốc ngày lựa chọn là 1 tháng Chín, và ở giải ngoại hạng của Liên đoàn bóng đá Anh tính trong thời điểm những năm 1990, có tới 288 cầu thủ sinh trong khoảng giữa tháng Chín và tháng Mười Một và chỉ có 136 cầu thủ sinh giữa tháng Sáu và Tám. Tìm hiểu trong môn bóng đá quốc tế, ngày “ngắt ngọn” thường rơi vào 1 tháng Tám, và trong một giải vô địch trẻ toàn thế giới diễn ra gần đây, tới 135 cầu thủ có ngày sinh rơi vào ba tháng ngay sau ngày 1 tháng Tám, chỉ có 22 người sinh ra vào tháng Năm, Sáu và Bảy. Đến nay, ngày “ngắt ngọn” của bóng đá trẻ quốc tế là ngày 1 tháng Giêng.
Trong những đợt kiểm tra thành tích trong đội tuyển quốc gia, các huấn luyện viên bóng đá của Czech rất có thể sẽ bảo tất cả những ai sinh sau thời điểm giữa hè rằng họ nên gói ghém đồ đạc rồi về nhà.
Khúc côn cầu và bóng đá chỉ là những trò chơi, nên tất nhiên, chỉ liên quan đến một số ít người được lựa chọn. Nhưng những thiên lệch hoàn toàn tương tự cũng thể hiện trong các lĩnh vực dẫn đến nhiều hệ quả hơn thế, như giáo dục chẳng hạn. Các bậc phụ huynh có con cái sinh vào cuối năm dương lịch thường tìm cách cho con mình đi học sớm ở nhà trẻ: và sẽ thật khó khăn cho một đứa trẻ năm tuổi phải bắt kịp với một đứa trẻ sinh trước nó nhiều tháng. Hầu hết các bậc cha mẹ, dĩ nhiên cũng có những người nghi ngại, lại nghĩ rằng bất lợi mà một đứa trẻ non tuổi hơn phải đối mặt ở nhà trẻ rồi cũng sẽ qua. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vậy. Cũng giống như môn khúc côn cầu, lợi thế ban đầu nhỏ bé của một đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian đầu năm vượt trội so với đứa trẻ sinh vào cuối năm cứ thế tiếp diễn. Nó khóa chặt trẻ em vào những khuôn mẫu thành công và không thành công, khuyến khích và ngăn trở cứ kéo triền miên từ năm này sang năm khác.
Gần đây, hai nhà kinh tế học, Kelly Bedard và Elizabeth Dhuey, đã xem xét mối quan hệ giữa tháng sinh và điểm số trong chương trình Nghiên cứu xu hướng trong môn Toán và Khoa học Quốc tế − viết tắt là TIMSS (các bài kiểm tra toán và khoa học được tổ chức bốn năm một lần đối với trẻ em ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới). Họ phát hiện ra rằng giữa các học sinh lớp Bốn, những em tháng tuổi lớn hơn có điểm số cao hơn khoảng 4-12% so với những em nhỏ hơn. Điều này, như lời Dhuey giải thích, là một “tác động to lớn”. Nó có nghĩa là nếu bạn nhặt ra hai em học sinh lớp bốn tương đương nhau về trí tuệ với ngày sinh ở hai đầu ngược nhau của ngày “ngắt ngọn”, em lớn hơn có thể đạt được thành tích 8/10, trong khi em nhỏ hơn có thể chỉ đạt được 6.8/10. Đó chính là sự khác biệt giữa đáp ứng tiêu chuẩn của một chương trình tài năng và không.
“Giống hệt trong các môn thể thao,” Dhuey nói, “chúng ta thực hiện việc phân nhóm tài năng ngay trong thời thơ ấu. Chúng ta có những nhóm đọc nâng cao và các nhóm toán nâng cao. Vậy nên, ngay từ đầu, nếu chúng ta nhìn vào các em nhỏ, ở nhà trẻ và lớp một, các giáo viên thường lẫn lộn giữa sự trưởng thành với năng lực. Và họ đưa những đứa trẻ lớn hơn vào các nhóm năng lực nâng cao, nơi chúng được học những kỹ năng tốt hơn; và đến năm tiếp theo, bởi chúng ở trong những nhóm cao hơn, chúng còn làm mọi thứ tốt hơn; và năm tiếp nữa, những điều tương tự tiếp tục xảy ra, và chúng thậm chí còn làm tốt hơn nữa. Quốc gia duy nhất không thấy tình trạng này diễn ra là Đan Mạch. Họ xây dựng một chính sách quốc gia mà ở đó không hề có việc phân nhóm tài năng cho đến tuổi lên mười.” Đan Mạch chờ đợi thời điểm đưa ra quyết định tuyển lựa cho đến khi những khác biệt về trưởng thành căn cứ theo lứa tuổi hầu như bị san phẳng.
Dhuey và Bedard sau đó tiến hành những phân tích tương tự, có điều lần này xem xét ở trường đại học. Họ tìm thấy được gì? Tại các trường đại học hệ bốn năm ở Mỹ − hệ cao nhất của giáo dục cao đẳng và đại học − các sinh viên thuộc nhóm có vẻ trẻ nhất trong lớp chiếm khoảng 11.6%. Khác biệt về lợi thế trưởng thành ban đầu không mất đi theo thời gian. Nó tiếp tục tồn tại. Và đối với hàng nghìn sinh viên, bất lợi ban đầu đó chính là sự khác biệt giữa việc vào đại học, − có học qua bậc trung cấp − và không.
“Ý tôi là, thật nực cười,” Dhuey nói. “Thật kỳ quặc rằng lựa chọn tùy tiện các ngày “ngắt ngọn” của chúng ta lại gây ra những tác động lâu dài như thế này, mà dường như chẳng có ai để tâm về điều đó.”
Hãy thử nghĩ một chút xem câu chuyện về khúc côn cầu và ngày sinh sớm hơn nói gì về thành công. Nó cho thấy cách chúng ta thường nghĩ rằng những người giỏi giang và nổi bật nhất đã vươn lên không ngừng nghỉ để đạt tới đỉnh cao thật quá ấu trĩ. Đúng, những cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp chắc chắn phải tài năng hơn bạn hay tôi. Nhưng bọn họ cũng có được sự khởi đầu thuận lợi to lớn mà họ không xứng và cũng không phải giành lấy. Và chính cơ hội ấy lại đóng vai trò then chốt trong thành công của họ.
Nhà xã hội học Robert Merton đã từng gọi rất hay hiện tượng này là “Hiệu ứng Matthew” dựa theo dụ ngôn trong Tin mừng theo thánh Matthew: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi”. Chính những người vốn đã thành công, nói cách khác, những người có nhiều khả năng nhất sẽ nhận được những loại cơ may đặc biệt nhất để dẫn tới thành công hơn nữa. Chính những người giàu sẽ nhận được những khoản cắt giảm thuế kếch xù nhất. Chính những sinh viên giỏi giang nhất sẽ có được sự dạy dỗ tốt nhất và được chú ý nhiều nhất. Và chính những em nhỏ ở lứa tuổi chín hay mười cừ nhất sẽ có được sự huấn luyện, điều kiện luyện tập tốt nhất. Thành công chính là kết quả của cái mà các nhà xã hội học gọi tên là “ưu thế tích tụ”. Một tuyển thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp khởi đầu tốt hơn chút xíu so với những bạn bè đồng lứa. Và khác biệt nhỏ nhoi ấy dẫn tới một cơ hội làm cho khác biệt đó lớn hơn một chút, và mũi nhọn ấy quay trở lại dẫn tới cơ hội khác, thứ khiến cho khác biệt nhỏ bé ban đầu tiếp tục lớn hơn, và cứ thế cứ thế cho tới khi cầu thủ khúc côn cầu ấy trở thành một kẻ xuất chúng thực thụ. Nhưng anh ta không hề khởi đầu như một kẻ xuất chúng. Anh ta khởi đầu chỉ khá hơn một chút.
Ẩn dụ thứ hai của thí dụ về khúc côn cầu là các hệ thống mà chúng ta xác lập nên để xác định xem ai sẽ tiến tới đặc biệt không có hiệu quả. Chúng ta nghĩ rằng bắt đầu những giải đấu toàn sao và các chương trình tài năng càng sớm càng tốt là cách hay nhất để đảm bảo rằng không có một tài năng nào bị lọt lưới. Nhưng thử nhìn lại đội hình đội tuyển bóng đá Cộng hòa Czech. Không hề có cầu thủ nào sinh vào tháng Bảy, Mười, Mười Một hay Mười Hai, và chỉ có một sinh vào tháng Tám và một vào tháng Chín. Những người sinh vào nửa sau của năm đã bị tước mất cơ hội, bị bỏ qua hay bị đẩy ra khỏi môn thể thao. Tài năng của khoảng một nửa số lượng vận động viên Czech đã bị phí hoài.
Vậy thì bạn sẽ làm gì nếu bạn là vận động viên trẻ người Czech mà lại xui xẻo sinh vào nửa cuối của năm? Bạn khó lòng chơi bóng. Những dàn xếp định mệnh từ trước đã được sắp đặt chống lại bạn. Thế nên có lẽ bạn có thể chơi ở một môn thể thao khác mà người Czech cũng bị ám ảnh không kém − môn khúc côn cầu. Nhưng đáng tiếc, tình trạng vẫn tồn tại. Những người sinh vào quý cuối cùng của năm có lẽ cũng nên từ bỏ môn khúc côn cầu đi thôi.
Bạn đã thấy những hậu quả của cách thức chúng ta lựa chọn để nghĩ về thành công chưa? Bởi chúng ta thường cá nhân hóa thành công, chúng ta đã bỏ lỡ các cơ hội để nâng đỡ những người khác lên đỉnh cao. Chúng ta định ra những luật lệ chống lại chính thành tựu. Chúng ta vội vã xóa sổ người ta như những thất bại. Chúng ta quá kính sợ người thành công và lại quá thô bạo với những ai sẩy bước. Và, trên hết, chúng ta trở nên quá thờ ơ. Chúng ta coi thường việc chính mình đóng vai trò lớn đến mức nào, qua từ “chúng ta” tôi có ý chỉ cả xã hội, trong việc xác định ai sẽ làm nên chuyện và ai không.
Nếu chúng ta chọn làm việc đó, chúng ta có thể nhận thức rằng những ngày “ngắt ngọn” có vai trò quan trọng. Chúng ta có thể xây dựng hai hay thậm chí là ba giải đấu khúc côn cầu, chia ra căn cứ vào tháng sinh. Để cho các tuyển thủ được phát triển trên những đường đua tách riêng nhau và rồi mới lựa ra các đội tuyển toàn-sao. Nếu tất cả các vận động viên người Czech và Canada sinh vào cuối năm có cơ hội công bằng, thì các đội tuyển quốc gia của Czech và Canada hẳn nhiên sẽ được tuyển lựa từ một số lượng đông đảo gấp đôi.
Các trường học cũng có thể làm việc tương tự. Trường tiểu học và trung học có thể xếp các học sinh sinh từ tháng Một đến tháng Tư vào một lớp, từ tháng Năm đến tháng Tám vào một lớp, và những em sinh vào tháng Chín cho đến tháng Mười Hai sẽ xếp vào lớp thứ ba. Cách làm đó sẽ cho phép các học sinh được học cùng và cạnh tranh với những em khác cùng mức độ trưởng thành. Nó sẽ có thêm đôi chút phức tạp về mặt quản lý. Nhưng không nhất thiết tiêu tốn thêm nhiều tiền bạc đến thế, và nó sẽ san phẳng sân chơi cho những người, vốn không phải do lỗi lầm của mình, phải đối phó với mối bất lợi to đùng đến từ phía hệ thống giáo dục. Chúng ta có thể dễ dàng điều khiển công cụ để đạt được thành tựu không chỉ trong các môn thể thao mà như chúng ta sẽ thấy, trong cả những lĩnh vực sản sinh nhiều hệ quả nữa. Nhưng chúng ta không làm vậy. Tại sao? Bởi chúng ta cứ bám chặt lấy ý tưởng rằng thành công chỉ đơn thuần là công trạng cá nhân, rằng thế giới trong đó tất thảy chúng ta lớn lên và những luật lệ chúng ta chọn viết ra với tư cách một xã hội đều chẳng có gì quan trọng.
Trước trận chung kết Memorial Cup, Gord Wasden, cha của một cầu thủ đội Medicine Hat Tigers, đứng ở bên lề sân băng, nói về cậu con trai Scott của ông. Ông đội một chiếc mũ lưỡi trai bóng chày và mặc chiếc áo T-shirt màu đen đồng phục của đội Medicine Hat. “Khi Scott mới bốn hay năm tuổi,” Wasden nhớ lại, “còn cậu em mới tập đi, nó luôn giúi vào tay cậu em chiếc gậy khúc côn cầu và chúng chơi khúc côn cầu trên sàn bếp, từ sáng bảnh tới tối khuya. Scott luôn luôn có sẵn đam mê dành cho khúc côn cầu. Nó đã chơi khúc côn cầu du đấu ở các giải trẻ. Nó luôn luôn được tham gia các đội bóng Triple A. Khi còn là một chú nhóc bé hạt tiêu năm thứ nhất, nó đã luôn luôn chơi trong đội hàng đầu”. Nhìn Wasden bồn chồn thấy rõ: con trai ông sắp chơi trận bóng quan trọng nhất cuộc đời. “Nó đã luôn làm việc rất chăm chỉ vì bất cứ thứ gì nó đạt được. Tôi rất tự hào về nó.”
Đó là những nguyên liệu của thành công ở cấp độ cao nhất: đam mê, tài năng và làm việc cần cù. Nhưng còn có cả yếu tố khác nữa. Wasden lần đầu tiên có được cảm giác rằng con trai ông rất đặc biệt là vào khi nào? “Bạn biết đấy, nó đã luôn là một đứa trẻ lớn hơn so với lứa tuổi của mình. Nó khỏe mạnh và có sở trường ghi bàn ngay từ khi còn rất bé. Ở Scott luôn có một cái gì đó xuất sắc hơn so với lứa tuổi, một đội trưởng thiên bẩm trong đội bóng của nó…”
Đứa trẻ lớn hơn so với lứa tuổi? Tất nhiên là thế. Scott Wasden sinh ra vào ngày 4 tháng Giêng, một trong ba ngày thuộc nhóm ngày sinh tuyệt đối hoàn hảo để tạo nên một cầu thủ khúc côn cầu ưu tú. Cậu là một trong những người may mắn. Nếu như ngày tuyển chọn môn khúc côn cầu Canada vào thời điểm nào đó muộn hơn trong năm, cậu có lẽ đã theo dõi vòng chung kết Memorial Cup từ ngoài đường biên thay vì chơi trên mặt băng.
***

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER

🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈‍⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100063828282373


Hiệu ứng Matthew là một hiện tượng xã hội có thể được tóm gọn bởi câu ngạn ngữ “Kẻ giàu ngày càng giàu có, người nghèo ngày càng nghèo khổ.” Hiệu ứng Matth , shares-55✔️ , likes-153️️ , date-2023-11-12 16:08:10📰🆕
#Hiệu #ứng #Matthew #là #một #hiện #tượng #xã #hội #có #thể #được #tóm #gọn #bởi #câu #ngạn #ngữ #Kẻ #giàu #ngày #càng #giàu #có #người #nghèo #ngày #càng #nghèo #khổ #Hiệu #ứng #Matth



[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart