🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️🤼🏃🏻🚴🏼🏋🏻🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
🌿Dạy Ngữ văn theo CT mới | Một số vấn đề về dạy xác định điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm truyện (Ngữ văn 10 và 11)
Quý thầy cô thân mến,
Yêu cầu cần đạt về nhận biết điểm nhìn trần thuật cũng là một yêu cầu mới trong chương trình. Bài viết này sẽ giới thiệu đến thầy cô một số thông tin bổ sung về điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự, từ đó gợi ra một số lưu ý hướng dẫn HS xác định điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự.
🌿Về thuật ngữ “điểm nhìn trần thuật”
Có thể dẫn một vài cách định nghĩa về điểm nhìn trần thuật như sau:
📌 The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms (Từ điển Oxford ngắn gọn về thuật ngữ văn học): Điểm nhìn trần thuật là “vị trí hoặc điểm thuận lợi mà từ đó các sự kiện của câu chuyện dường như được quan sát và trình bày cho chúng ta”.
📌 The Routledge Dictionary of Literary Terms (Từ điển thuật ngữ văn học của Routledge): Điểm nhìn trần thuật là “một thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết và phê bình văn học của thế kỷ 20 để chỉ vị trí mà một câu chuyện được kể”.
📌 The Language of Literature (cuốn 8): Điểm nhìn trần thuật là “góc nhìn mà ở đó câu chuyện được kể”.
📌Từ điển thuật ngữ văn học: Điểm nhìn trần thuật là “vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm”.
Như vậy, các quan điểm nghiên cứu về tự sự học đều đồng thuận điểm nhìn trần thuật là vị trí, góc nhìn mà câu chuyện được kể; hay nói cách khác, nhấn mạnh VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN trong tương quan với câu chuyện.
🌿Cách phân loại “điểm nhìn trần thuật”
Theo “Từ điển Oxford ngắn gọn về thuật ngữ văn học”, có nhiều cách phân loại điểm nhìn trần thuật, nhưng cách phân loại sau có nhiều sự đồng thuận, đó là phân loại dựa trên tương quan về vị trí giữa nhân vật và câu chuyện: điểm nhìn ngôi thứ nhất (first- person narrative) và điểm nhìn ngôi thứ ba (third – person narrative). Có ghi nhận điểm nhìn ngôi thứ hai (second-person narrative) nhưng rất hiếm.
📌 Điểm nhìn ngôi thứ nhất: người kể chuyện tham gia vào câu chuyện và xưng “tôi” (hoặc các từ chỉ ngôi thứ nhất tương đương với “tôi).
📌 Điểm nhìn ngôi thứ ba: người kể chuyện không tham gia vào câu chuyện và không xưng “tôi” khi kể.
Xét trên phương diện mức độ hiểu biết của người kể chuyện với câu chuyện, có thể chia người kể chuyện toàn tri và hạn tri. “Toàn tri” – người kể chuyện thấu suốt tất cả mọi việc, đọc được ý nghĩ của tất cả nhân vật. “Hạn tri” chỉ giới hạn tầm hiểu biết trong tầm hiểu biết của một nhân vật.
Như vậy, người kể chuyện điểm nhìn ngôi thứ nhất thường là hạn tri (giới hạn tầm hiểu biết trong tầm hiểu biết nhân vật “tôi” – cũng là người kể chuyện).
Người kể chuyện điểm nhìn ngôi thứ ba có thể có hai trường hợp:
📌 Người kể chuyện điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri: người kể chuyện không tham gia vào câu chuyện, không xưng “tôi”, thấu suốt toàn bộ câu chuyện, đọc được suy nghĩ từ hai nhân vật trở lên.
📌 Người kể chuyện điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: người kể chuyện không tham gia vào câu chuyện, không xưng “tôi”, không thấu suốt toàn bộ câu chuyện, chỉ giới hạn trong tầm hiểu biết, đọc được suy nghĩ duy nhất một nhân vật.
🌿Cần phân biệt “điểm nhìn trần thuật” (trong tự sự học) với quan điểm (cách hiểu thông thường)
Quan điểm, theo cách hiểu thông thường, là “cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó”. Hiện nay, đang có sự nhầm lẫn giữa “điểm nhìn trần thuật” và “quan điểm” (theo cách hiểu thông thường). Xin được phân biệt như sau:
📌“Điểm nhìn trần thuật” là thuật ngữ miêu tả mối tương quan giữa người kể chuyện và câu chuyện. Trong khi “quan điểm” thể hiện cách nhìn, cách đánh giá đối với nội dung trong truyện.
📌“Điểm nhìn trần thuật” chỉ liên quan đến người kể chuyện. “Quan điểm” có thể liên quan đến người kể chuyện, nhân vật, tác giả. Tác giả có thể gián tiếp hay trực tiếp thể hiện quan điểm của mình qua cấu trúc tác phẩm.
📌Để xác “định điểm nhìn trần thuật”, ta đặt câu hỏi: ai là người kể chuyện? Người kể chuyện có vị trí tương quan như thế nào với câu chuyện? Tầm hiểu biết của người kể chuyện đến đâu? Người kể chuyện có đáng tin hay không?
Để xác định “quan điểm”, ta đặt câu hỏi: cách nhìn, cách đánh giá (đồng tình, hay phản đối) của chủ thể là gì?
Ví dụ với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” (người kể chuyện là nghệ sĩ Phùng), hạn tri (giới hạn tầm hiểu biết trong những gì nghệ sĩ Phùng có thể quan sát, chứng kiến).
Nhưng chuyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” lại rất đa dạng về quan điểm. Quan điểm của Phùng, quan điểm của Đẩu, quan điểm của người đàn bà hàng chài, quan điểm của tác giả ngầm ẩn trong kết cấu tác phẩm. Chính sự đa dạng về quan điểm này đã làm nên chất “đối thoại” của tác phẩm, mang đậm cảm hứng thế sự, mở ra cái nhìn đa chiều “cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan”.
Từ ví dụ trên có thể thấy, thông qua “điểm nhìn trần thuật” ta có thể giải mã được các quan điểm, quan điểm là hệ quả, thể hiện “tính tư tưởng, ý thức hệ” của “điểm nhìn trần thuật”. “Điểm nhìn trần thuật” thuộc phương diện hình thức nghệ thuật, “quan điểm” thuộc phương diện nội dung. Hai khái niệm này có liên quan với nhau nhưng KHÔNG PHẢI LÀ MỘT và không đồng nhất.
🌿Tránh dùng cụm từ “điểm nhìn tác giả” và “điểm nhìn nhân vật”
📌Vì sao tránh dùng cụm từ “điểm nhìn tác giả”
Vì xét từ phương diện văn bản, “tác giả đã chết” (theo Roland Barthes). Nói tới tự sự là nói tới người kể chuyện như một trong những khái niệm trung tâm. “Người kể chuyện” là một nhân vật, một chức năng, một vai giao tiếp trong văn bản, được tạo ra để kể lại câu chuyện. “Trong phân tích hiện đại về tác phẩm tự sự hư cấu, người kể chuyện là ‘giọng nói’ được tưởng tượng để truyền tải câu chuyện và được phân biệt với tác giả có thật và với “tác giả hàm ẩn” (Theo The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms). “Người kể chuyện, là một phạm trù văn bản chặt chẽ, cần được phân biệt rõ ràng với tác giả, người tất nhiên là một con người thực tế” (Theo Handbook of Narratology, Peter Huhn) –> Xét từ góc độ văn bản, chỉ có “điểm nhìn của người kể chuyện”, không có “điểm nhìn của tác giả, dù cho “người kể chuyện” và “tác giả” có gần nhau như thế nào đi chăng nữa.
Sự phân biệt người kể chuyện – tác giả cũng tương đồng với sự phân biệt chủ thể trữ tình – nhà thơ trong tác phẩm thơ trữ tình.
📌Vì sao tránh dùng cụm từ “điểm nhìn nhân vật”
Bởi vì xét về bản chất, dù là ngôi thứ ba hạn tri hay ngôi thứ ba toàn tri, đó vẫn là điểm nhìn của người kể chuyện TRONG TƯƠNG QUAN với các nhân vật trong truyện. Trong “The language of literature” (cuốn 9) có viết:
“Trong điểm nhìn ngôi thứ ba, câu chuyện được kể bởi tiếng nói trần thuật nằm ngoài các hành động (của truyện), không phải bởi các nhân vật. Nếu câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba toàn tri, giống như trong “The Gift of the Magi” của O’Henry, người kể chuyện có thể “đọc” tâm trí của nhiều hơn một nhân vật. Nếu các câu chuyện được kể từ điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri, chẳng hạn như “Through the Tunnel” của Doris Lessing, người kể chuyện chỉ kể được những gì một nhân vật suy nghĩ, cảm nhận và quan sát”.
Dựa vào cách định nghĩa này, ta thấy rõ bản chất của điểm nhìn vẫn là ở người kể chuyện. Nhưng toàn tri và hạn tri nằm ở cách người kể chuyện có thể “đọc” suy nghĩ các nhân vật và biết được câu chuyện đến đâu.
Ví dụ với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, điểm nhìn của truyện là điểm nhìn người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri, giới hạn trong tầm hiểu biết của nhân vật Liên. Nghĩa là, câu chuyện vẫn được kể từ mội “tiếng nói” bên ngoài, không tham gia vào câu chuyện. Nhưng “tiếng nói ấy” chỉ “đọc” được suy nghĩ của Liên, chỉ nhìn được những gì Liên nhìn và quan sát, chỉ biết được nhưng gì mà Liên biết. Điểm nhìn trần thuật vẫn là của người kể chuyện, chứ không phải của Liên –> Xét từ góc độ văn bản, không có điểm nhìn của nhân vật, chỉ có điểm nhìn của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật.
Các cách diễn đạt “điểm nhìn của nhân vật” thực ra là đang hiểu “quan điểm của nhân vật” – cách nhân vật nhìn nhận, đánh giá, thể hiện góc nhìn về vấn đề. Khi nhìn nhận vấn đề theo hướng này, ta đang không làm việc với khai niệm “điểm nhìn trần thuật” một cách đúng nghĩa.
🌿Một số lưu ý về cách dạy kĩ năng nhận biết điểm nhìn trần thuật cho HS
Từ những điều nêu trên, khi hướng dẫn HS nhận biết điểm nhìn trần thuật cho HS, GV cần lưu ý: đối tượng làm việc chính là NGƯỜI KỂ CHUYỆN (không phải tác giả, không phải các nhân vật không có chức năng kể chuyện).
Có thể hướng dẫn HS tiến hành theo 2 bước:
📌Bước 1: Xác định vị trí của người kể chuyện với câu chuyện. Bằng cách hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
(1) Người kể chuyện là ai?
(2) Người kể chuyện có xưng “tôi” (hoặc các từ chỉ ngôi thứ nhất), có tham gia vào câu chuyện?
📌Bước 2: Đối với người kể chuyện ngôi thứ ba, cần xác định thêm mức độ hiểu biết, bao quát của nhân vật với câu chuyện (toàn tri/ hạn tri) bằng cách đặt câu hỏi: Người kể chuyện “đọc” được suy nghĩ của nhân vật nào? Chỉ một nhân vật hay nhiều hơn một nhân vật?
Thầy cô có thể tham khảo cách thực hiện theo sơ đồ bên dưới (nguồn sơ đồ: TS. Phạm Ngọc Lan, khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Tp. HCM).
Đối chiếu với yêu cầu cần đạt của chương trình, thầy cô lưu ý:
📌Ở mức độ lớp 10, HS chỉ cần xác định được điểm nhìn người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba là đạt yêu cầu (chỉ dừng ở Bước 1)
📌Ở mức độ lớp 11 trở lên, HS cần xác định được điểm nhìn người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, xác định được điểm nhìn toàn tri – hạn tri (phải thực hiện cả Bước 1 và Bước 2)
Cần nắm được điều đó để không nâng độ khó cũng như giản lược hoá yêu cầu cần đạt của chương trình.
Chúc các thầy cô có những giờ dạy thành công và hạnh phúc!
T. L. D
#daynguvantheochuongtrinhmoi_blogchuyenvan
#phuongphapdayvan_blogchuyenvan
#phuongphapgiangday_blogchuyenvan
#liluanvanhoc_blogchuyenvan
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER
🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …
Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100057550963946
Dạy Ngữ văn theo CT mới | Một số vấn đề về dạy xác định điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm truyện (Ngữ văn 10 và 11)
Quý thầy cô thân mến,
Yêu cầu cần , shares-462✔️ , likes-581️️ , date-2024-03-29 09:48:52📰🆕
#Dạy #Ngữ #văn #theo #mới #Một #số #vấn #đề #về #dạy #xác #định #điểm #nhìn #trần #thuật #trong #tác #phẩm #truyện #Ngữ #văn #và #11Quý #thầy #cô #thân #mến #Yêu #cầu #cần