Đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa ít calo và chất béo. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ cũng sẽ dẫn đến một số hệ luỵ cho sức khỏe. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể ăn loại trái cây này. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng và tác hại của đu đủ chín cùng Harper’s Bazaar Vietnam nhé!
Contents
- 1 Giá trị dinh dưỡng của đu đủ
- 2 Tác dụng và tác hại của đu đủ là gì? Ăn đu đủ có tốt không?
- 3 Tác dụng của đu đủ là gì?
- 3.1 1. Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
- 3.2 2. Đu đủ tốt cho người bị hen suyễn
- 3.3 3. Tác dụng của đu đủ phòng ngừa ung thư
- 3.4 4. Hỗ trợ xương chắc khỏe
- 3.5 5. Đu đủ tốt cho bệnh nhân tiểu đường
- 3.6 6. Tác dụng của đu đủ hỗ trợ tiêu hóa
- 3.7 7. Tốt cho tim mạch
- 3.8 8. Tác dụng của đu đủ làm đẹp da
- 3.9 9. Làm dịu chứng đau bụng kinh
- 4 Tác hại của đu đủ chín
- 4.1 1. Tác hại của đu đủ chín gây chứng vàng da
- 4.2 2. Dị ứng đường hô hấp
- 4.3 3. Tác hại của đu đủ chín tăng nguy cơ sỏi thận
- 4.4 4. Gây đau bụng
- 4.5 5. Tác dụng và tác hại của đu đủ chín không an toàn khi cho con bú
- 4.6 6. Tác hại của đu đủ chín gây tương tác với thuốc làm loãng máu
- 4.7 7. Gây phát ban trên da
- 5 Ai không nên ăn đu đủ?
- 6 Ăn đu đủ thế nào để khỏe mạnh?
Giá trị dinh dưỡng của đu đủ
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả đu đủ nhỏ – khoảng 100g – chỉ có 43 calo.
Các thành phần dinh dưỡng khác bao gồm:
• Chất béo: 0,3g
• Natri: 8mg
• Kali: 182mg
• Carbohydrate: 11g
• Chất đạm: 0,5g
• Vitamin A: 19% DV (DV: Giá trị dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị)
• Vitamin C: 101% DV
• Sắt: 1% DV
• Magie: 5% DV
Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Loại quả này chứa folate, vitamin A, magie, đồng, axit pantothenic, chất xơ… Chúng cũng có vitamin B, alpha và beta-carotene, lutein và zeaxanthin, vitamin E, canxi, kali, vitamin K và lycopene và hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Tác dụng và tác hại của đu đủ là gì? Ăn đu đủ có tốt không?
Nhắc đến trái cây bổ dưỡng thì nhất định không thể bỏ qua đu đủ. Theo các chuyên gia, ăn một chén đu đủ hàng ngày có thể giúp tăng mức năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Hương vị của đu đủ chín cũng rất ngọt ngào, hấp dẫn, kích thích vị giác.
Mặc dù đu đủ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn đu đủ. Khi mắc một số bệnh cụ thể, bạn nên cân nhắc tránh loại quả này để kiểm soát các triệu chứng của mình.
Tác hại của đu đủ chín về ngắn hạn là dị ứng đường hô hấp, các vấn đề về dạ dày, táo bón và đông máu. Tác hại lâu dài thường là tăng caroten trong máu và tăng nguy cơ sỏi thận. Đu đủ cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc làm loãng máu và thuốc trị tiểu đường.
>>> Đọc thêm: ĐU ĐỦ BAO NHIÊU CALO? GIẢM CÂN CÓ ĂN ĐƯỢC ĐU ĐỦ KHÔNG?
Tác dụng của đu đủ là gì?
Hãy cùng xem những lợi ích của đu đủ trước khi nói đến tác hại của đu đủ chín nhé!
1. Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt. Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa có trong đu đủ, giúp lọc các tia sáng xanh có hại. Nó có vai trò bảo vệ sức khỏe của mắt và có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
2. Đu đủ tốt cho người bị hen suyễn
Vitamin A, beta carotene trong đu đủ giúp ngăn ngừa và giảm viêm ở phổi. Vậy nên ăn hoặc uống nước ép đu đủ sẽ làm dịu chứng viêm và giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.
3. Tác dụng của đu đủ phòng ngừa ung thư
Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, ăn đu đủ sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tụy và các loại ung thư khác.
>>> Đọc thêm: 9 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA LÁ ĐU ĐỦ CẦN BIẾT
4. Hỗ trợ xương chắc khỏe
Chymopapain, một trong những enzyme được tìm thấy trong đu đủ, có tác dụng đáng kể trong việc tăng mật độ và độ chắc khỏe của xương. Ngoài ra, tiêu thụ đầy đủ vitamin K cũng rất quan trọng để cải thiện sự hấp thụ canxi, làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Quả đu đủ giàu vitamin K có lợi cho sức khỏe của xương.
5. Đu đủ tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Tác dụng và tác hại của đu đủ chín là gì? Đu đủ là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp nên tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nó còn giúp duy trì lượng đường trong máu và cholesterol vì hàm lượng chất xơ cao.
6. Tác dụng của đu đủ hỗ trợ tiêu hóa
Đu đủ là một nguồn giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đu đủ cũng chứa một loại siêu enzyme hòa tan protein, gọi là papain có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh về dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
Enzyme papain phá vỡ protein, làm sạch đường tiêu hóa và giảm chuyển hóa protein thành mỡ trong cơ thể.
>>> Đọc thêm: 11 CÔNG DỤNG CỦA QUẢ ĐU ĐỦ VỚI SỨC KHỎE
7. Tốt cho tim mạch
Chất dinh dưỡng thực vật pro-carotene trong đu đủ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol trong cơ thể, vốn là một trong những nguyên nhân gây ra đau tim và đột quỵ.
Đu đủ còn chứa vitamin E và C sẽ giúp ngăn chặn cholesterol bám vào thành mạch, từ đó giữ cho trái tim khỏe mạnh. Là một nguồn chất xơ tốt, đu đủ cũng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.
8. Tác dụng của đu đủ làm đẹp da
Enzyme papain có tác dụng tiêu diệt tế bào chết và làm sạch da. Chúng còn giảm cháy nắng, kích ứng da, ngăn ngừa lão hóa… Bôi nước ép đu đủ lên da còn giúp giảm đau và sưng do mụn.
9. Làm dịu chứng đau bụng kinh
Enzyme papain giúp điều hòa và làm dịu lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt, do đó ngăn ngừa chuột rút và không gây đau đớn. Đu đủ cũng kích thích sản xuất estrogen góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
>>> Đọc thêm: UỐNG SINH TỐ ĐU ĐỦ CÓ GIẢM CÂN KHÔNG? 8 CÁCH LÀM SINH TỐ GIẢM CÂN
Tác hại của đu đủ chín
1. Tác hại của đu đủ chín gây chứng vàng da
Nếu ăn quá nhiều đu đủ, beta-carotene có trong đó có thể gây đổi màu da, hay còn gọi là chứng carotenemia. Biểu hiện của chứng bệnh vàng da là lòng trắng mắt, lòng bàn chân và lòng bàn tay bị vàng.
2. Dị ứng đường hô hấp
Papain, một loại enzyme có trong đu đủ, là một chất gây dị ứng mạnh. Do đó, ăn quá nhiều đu đủ cũng gây ra các triệu chứng rối loạn hô hấp như:
• Khó thở
• Khò khè
• Nghẹt mũi liên tục/tức ngực
• Hen suyễn
Những phản ứng dị ứng khác với đu đủ, mặc dù hiếm gặp nhưng cũng bao gồm:
• Ngứa và rát môi, miệng, tai và cổ họng
• Sưng lưỡi
• Chảy nước mắt
• Sưng mặt
• Phát ban ở sàn miệng và lưỡi
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG
3. Tác hại của đu đủ chín tăng nguy cơ sỏi thận
Một quả đu đủ nhỏ (157 gam) chứa đến 96 miligam vitamin C. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ nhiều vitamin C (dưới dạng thực phẩm bổ sung) có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở nam giới.
Dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy ăn quá nhiều đu đủ có thể gây ra tình trạng tương tự, nhưng bạn cũng hãy cẩn trọng không nên ăn quá nhiều.
4. Gây đau bụng
Đu đủ có hàm lượng chất xơ cao. Mặc dù chất xơ rất tốt cho những người bị táo bón nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến đau bụng. Hơn nữa, vỏ của đu đủ có chứa nhựa mủ gây kích ứng dạ dày. Chất xơ trong trái cây cũng có thể bám vào phân và gây tiêu chảy, khiến bạn bị mất nước.
5. Tác dụng và tác hại của đu đủ chín không an toàn khi cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú được khuyên không nên đưa đu đủ chín cũng như chưa chín vào chế độ ăn uống của mình. Nhiều ý kiến lo ngại các enzyme có trong trái cây có thể có tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Do đó, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ nhé.
>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE
6. Tác hại của đu đủ chín gây tương tác với thuốc làm loãng máu
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mủ trong đu đủ tăng tác dụng làm loãng máu. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu nào, chẳng hạn như aspirin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn đu đủ.
Nếu bạn sắp phải phẫu thuật trong vài tuần nữa, hãy tránh loại quả này do tính chất chống đông máu của nó.
7. Gây phát ban trên da
Tác hại của đu đủ chín có thể gây phát ban trên da, nguyên nhân đến từ mủ của loại quả này. Đi kèm với phát ban còn là tình trạng ngứa và khô da.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM
Ai không nên ăn đu đủ?
1. Phụ nữ có thai
Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên phụ nữ mang thai tránh ăn đu đủ, nhất là người đã từng sảy thai hoặc phá thai. Một quả đu đủ chưa chín có hàm lượng mủ cao có thể gây co bóp tử cung. Thành phần papain có nguy cơ làm hỏng một số màng trong cơ thể, vốn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Tốt hơn hết bạn nên tránh ăn đu đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ trừ khi nó đã chín hoàn toàn.
2. Người bị sỏi thận
Tác dụng và tác hại của đu đủ với người bị sỏi thận cũng là điều người bệnh nên cân nhắc. Đu đủ chứa nhiều vitamin C có thể làm người bị sỏi thận gặp tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Người bị dị ứng mủ cao su
Papain, chymopapain, caricaine và chitinase loại I là những protein gây dị ứng nhất trong đu đủ. Nếu bạn bị dị ứng với mủ cao su, hãy tránh ăn đu đủ. Những người bị dị ứng với mủ cao su cũng có thể bị dị ứng với đu đủ.
4. Người bị rối loạn nhịp tim
Tác hại của đu đủ chín với người bị rối loạn nhịp tim là làm chậm nhịp tim bất thường, từ đó khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, nếu bạn đã có bất kỳ vấn đề về tim mạch nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đu đủ.
5. Người bị suy giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Cũng giống như người bị tim mạch, đu đủ có tác dụng tương tự đối với người bị suy giáp. Vì vậy những người bị suy giáp nên tránh ăn đu đủ.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
Ăn đu đủ thế nào để khỏe mạnh?
1. Ăn đu đủ mỗi ngày có tốt không?
Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin A, magie, đồng và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, đu đủ cũng chứa enzyme gọi là chitinase có thể có tác dụng nhuận tràng.
Papanin là một loại enzyme khác có thể gây khó chịu nhẹ cho dạ dày. Ăn đu đủ mỗi ngày vẫn là một cách tốt để điều hòa tiêu hóa, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Chỉ cần ăn với lượng vừa phải, bạn sẽ tránh được tác hại của đu đủ chín.
2. Bạn nên ăn bao nhiêu đu đủ trong ngày?
Không có thông tin chính xác về liều lượng đu đủ phù hợp. Tuy nhiên, bạn ăn từ 150 – 200g trái cây là an toàn. Nếu bạn có vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn.
3. Có nên uống nước sau khi ăn đu đủ?
Không nên uống nước ngay sau khi ăn đu đủ vì nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Dù sao đu đủ cũng chứa rất nhiều nước. Do đó, tốt nhất bạn nên đợi 20 đến 30 phút sau khi ăn đu đủ rồi mới uống nước.
4. Có nên ăn đu đủ khi bụng đói?
Tác dụng và tác hại của đu đủ bạn đã biết. Vậy ăn đu đủ khi bụng đói có tác hại gì không? Thật ra ăn đu đủ khi bụng đói (vào buổi sáng) sẽ loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giúp nhu động ruột trơn tru hơn.
5. Đu đủ chứa nhiều đường không?
Theo USDA, một cốc đu đủ tươi có khoảng 11g đường. Chỉ số đường huyết của đu đủ ở mức không cao – 58. Do đó, khi ăn với lượng vừa phải, đu đủ có thể an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Có thể nói, đu đủ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách và dùng cho đúng đối tượng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách thưởng thức đu đủ với lượng vừa phải để tránh những tác hại của đu đủ chín.
>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam
? Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC