Vậy làm thế nào để có thể rèn luyện kỹ năng ra quyết định thực sự hiệu quả, hãy tham khảo 5 bí quyết sau đây:
Contents
- 1 1/ Ấn tượng đầu tiên khá là quan trọng
- 2 2/ Số ít mà chất lượng còn hơn…
- 3 3/ Đừng dễ dàng để bản thân bị tác động bởi yếu tố bên ngoài
- 4 4/ Viết ra các phương án và tiến hành lựa chọn
- 5 5/ Đừng để kết quả ảnh hưởng đến các quyết định
- 6 6/ Rèn luyện kỹ năng ra quyết định bằng cách rút ra các bài học sau mỗi lần đưa ra quyết định
1/ Ấn tượng đầu tiên khá là quan trọng
Thông thường, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ tiết lộ sở thích thực sự của bạn là gì. Điều này không có nghĩa là bạn nên vội vàng làm theo kết luận đầu tiên chạy qua tâm trí của bạn, nhưng hãy nhớ rằng việc tìm kiếm quá nhiều ý kiến về một vấn đề gì đó, cho dù đó là một kiểu tóc mới hay một việc làm mới, có thể gây nhầm lẫn với những gì bạn thực sự muốn ban đầu. Để tránh làm phức tạp, bạn nên quay trở lại vấn đề ban đầu, hít một hơi thật sâu, và tập trung lại vào những gì bạn cảm thấy ban đầu trước khi bắt đầu ra quyết định.
2/ Số ít mà chất lượng còn hơn…

Thay vì yêu cầu tất cả mọi người tư vấn, bạn chỉ cần tập trung vào một nhóm nhỏ phù hợp, đáng tin cậy để trở thành “cố vấn” của bạn.
Hãy lựa chọn bạn bè, người thân, đồng nghiệp hoặc những người biết rõ về bạn hay những người có thể đưa ra khuyến nghị khách quan mà không gây áp lực cho bạn hoặc không can thiệp quá nhiều. Việc hạn chế số lượng người tham khảo ý kiến bạn sẽ giúp bạn có được những lời khuyên bạn đang tìm kiếm, mà không bị quá tải bởi quá nhiều lời khuyên.
3/ Đừng dễ dàng để bản thân bị tác động bởi yếu tố bên ngoài
Dĩ nhiên, trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định quan trọng nào đó, bạn cần tham khảo ý kiến từ người khác. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn chỉ nên để lời khuyên của họ dừng ở mức tham khảo chứ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào đó.
Chẳng hạn, từ nhỏ bạn đã có năng khiếu về nghệ thuật, thích vẽ tranh và thực sự muốn trở thành họa sĩ nhưng bị gia đình ngăn cản vì mọi người cho rằng công việc này có nhiều vất vả. Thay vì lập tức từ bỏ, bạn cần hiểu rõ ngành nghề nào cũng có những thách thức riêng, nếu không vượt qua thì dù là công việc khác bạn cũng không thể làm tốt được.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu rõ hơn về các yêu cầu kiến thức, chuyên môn mà mình cần phải đáp ứng cũng rất quan trọng. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tự suy nghĩ và đánh giá xem bản thân có nên bước tiếp hay không. Đừng “đẽo cày giữa đường”, hãy lựa chọn điều phù hợp nhất với bạn!
4/ Viết ra các phương án và tiến hành lựa chọn
Khi viết ra những phương án, lý do tại sao lại quyết định như vậy, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn để từ đó lựa chọn cách giải quyết tốt nhất. Đây cũng là cách để biết được bản thân đã suy nghĩ những gì và dành thời gian tìm hiểu cho việc nào nhiều nhất, sau đó sử dụng phương pháp loại trừ để có được đáp án phù hợp.
5/ Đừng để kết quả ảnh hưởng đến các quyết định
Trong quá trình thực thi quyết định, người thực hiện không nên tranh cãi để hỏi lại ý kiến của người khác và cần tiếp tục cố gắng hoàn thành đáp ứng các mục tiêu đúng tiến độ công việc.
Bạn cần phải kiên trì với các ý tưởng của mình, hành động và các kết quả sau cùng sẽ là minh chứng rõ ràng nhất chứng minh cho mọi người thấy bạn đã lựa chọn đúng. Đừng vội vàng thay đổi mọi thứ chỉ vì nghe người khác nói ra, nói vào, bạn cần có lập trường cá nhân rõ ràng.
6/ Rèn luyện kỹ năng ra quyết định bằng cách rút ra các bài học sau mỗi lần đưa ra quyết định
Dù bạn lựa chọn đúng hay sai, sau khi hoàn thành các công việc, bạn cần đánh giá lại và tìm ra các giải pháp để những lần sau rút ngắn được thời gian/quá trình đi đến các quyết định.
Tại thời điểm ban đầu, bạn có thể đã quyết định và đưa ra lựa chọn tốt nhất với những thông tin có sẵn. Tuy nhiên, khi nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý hoặc trong quá trình thực thi, bạn có thể nhận ra mình từng bỏ qua một vài chi tiết quan trọng và cần điều chỉnh lại đôi chút. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn nên tích lũy kinh nghiệm cho mình.
Tính quyết đoán là một yếu tố rất quan trọng để thành công. Sự chần chừ sẽ đánh cắp thời gian và lãng phí cơ hội đang ở ngay trước mắt bạn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn sẽ nắm vững kỹ năng ra quyết định để đạt được mục đích của mình và tránh những sai lầm để lại hậu quả về sau.