[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

11 tác hại của đậu phộng (lạc) không được chủ quan khi ăn [🆕🇻🇳] bazaarvietnam.vn

Đặc biệt, những người có nguy cơ huyết áp cao, tiêu hóa kém hoặc đang giảm cân cần hết sức cẩn trọng với các tác hại của đậu phộng (lạc).

Tác hại của đậu phộng (lạc) là gì?

11 tác hại của đậu phộng (lạc) không được chủ quan khi ăn

1. Tác hại của việc ăn nhiều đậu phộng gây tăng cân

Đậu phộng chứa nhiều calo do hàm lượng chất béo dồi dào. Một nắm đậu phộng chứa khoảng 170 calo. Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống, cơ thể chúng ta cần hấp thụ 1.600 đến 2.400 calo mỗi ngày. Ăn đậu phộng không kiểm soát sẽ khiến bạn nạp vào lượng calo vượt quá lượng tiêu thụ hàng ngày. Nguy cơ tăng cân rất dễ xảy ra.

2. Tác hại của đậu phộng (lạc) ức chế sự hấp thụ khoáng chất

Axit phytic, một thành phần trong đậu phộng, có tác dụng ức chế sự hấp thụ sắt, canxi, magie, kẽm. Thường xuyên ăn nhiều đậu phộng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt khoáng chất và kích ứng đường ruột.

Thêm một nhược điểm của đậu phộng là sự thiếu cân bằng. Chẳng hạn, loại đậu này giàu vitamin E nhưng lại thiếu hụt hoàn toàn vitamin C. Do đó, bạn cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thay vì chỉ ăn đậu phộng. Nên bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin từ các nguồn như thịt, cá, trứng, trái cây…

3. Tác hại của ăn đậu phộng rang muối gây huyết áp cao

Đậu phộng ướp muối là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, món ăn mặn này lại chứa nhiều natri. Natri gây thu hẹp động mạch, tăng áp suất, từ đó gây tăng huyết áp. Đặc biệt, người bị bệnh tim mạch và huyết áp cao được khuyến cáo không nên tiêu thụ vượt quá 2.300mg natri mỗi ngày. Do đó, bạn chỉ nên ăn đậu phộng tự nhiên, không chứa bất kỳ loại gia vị nào.

>>> Đọc thêm: Công dụng và tác hại của lá mơ lông nhiều người chưa biết

4. Nguy hiểm cho người bị dị ứng hạt

Đậu phộng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn của cơ thể phản ứng với đậu phộng. Các triệu chứng dị ứng đậu phộng thường gặp như: nổi mề đay, ngứa quanh miệng và cổ họng, đau bụng, khó thở… Biến chứng của dị ứng nặng là tình trạng sốc phản vệ gồm chóng mặt và khó thở nghiêm trọng kèm tình trạng mất ý thức.

Nếu bạn bị dị ứng với đậu phộng, bạn cũng nên tránh ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa loại đậu này. Nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng trên bất kỳ sản phẩm nào.

5. Tác hại của việc ăn đậu phộng gây ngộ độc aflatoxin

Những hạt đậu phộng bị nhiễm nấm mốc sẽ sản sinh ra aflatoxin. Các triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin là mắt chuyển sang màu vàng (vàng da) và chán ăn. Ngộ độc aflatoxin nguy hiểm có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan.

Nguy cơ nhiễm aflatoxin có liên quan đến cách bảo quản đậu phộng. Đậu phộng dễ bị mốc trong điều kiện độ ẩm cao. Bạn cần cất giữ ở nơi thoáng mát, khô ráo và tiêu thụ nhanh chóng.

6. Tác hại của ăn bơ đậu phộng nhiều gây đầy hơi, chướng bụng

Đậu phộng chứa hàm lượng chất xơ cao. Do đó, người có hệ tiêu hóa nhạy cảm ăn nhiều loại đậu này dễ gặp nguy cơ đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…

7. Hàm lượng oxalat có hại cho thận

Tác hại của đậu phộng (lạc) có thể gây sỏi thận với một số người. Loại đậu này chứa oxalat, là hợp chất liên kết với canxi và tạo thành tinh thể canxi oxalat. Tiêu thụ nhiều oxalat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây đau và khó chịu. Những người có tiền sử sỏi thận cần kiểm soát lượng oxalate hấp thụ vào cơ thể.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của trái nhàu là gì? Chế biến trái nhàu như thế nào?

8. Tác hại của việc ăn nhiều đậu phộng gây tương tác thuốc

gây tương tác thuốc

Ảnh: The spruce eats

Theo nghiên cứu, resveratrol trong đậu phộng có thể tương tác với một số loại thuốc, ví dụ như warfarin (thuốc làm loãng máu). Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ loại thuốc đang uống có tương tác với đậu phộng hay không.

Thành phần resveratrol trong đậu phộng còn có thể gây chảy máu cam dai dẳng, dễ bị bầm tím và kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.

9. Dư lượng thuốc trừ sâu

Đậu phộng chứa dư lượng thuốc trừ sâu sẽ gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều thường xuyên. Bạn hãy rửa sạch kỹ đậu phộng hoặc chọn loại hữu cơ để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

10. Tác hại của việc ăn đậu phộng gây tăng lượng đường trong máu

Dù có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng ăn quá nhiều đậu phộng trong một lần cũng sẽ gây tăng lượng đường trong máu. Người bị tiểu đường nên thận trọng với tác hại của đậu phộng (lạc).

11. Mất cân bằng axit béo omega

Omega 6 là một axit béo không bão hòa đa giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có lượng omega 6 và 3 kết hợp cân bằng mới được xem là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đậu phộng lại thiếu axit béo omega-3.

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống

Đậu phộng có tốt cho sức khỏe không?

Đậu phộng có tốt cho sức khỏe không?

Ngoài hương vị thơm ngon, đậu phộng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Giàu protein, chất béo lành mạnh và nhiều loại vitamin và khoáng chất, loại đậu này cực kỳ tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100g đậu phộng sống có chứa:

• Lượng calo: 567
• Nước: 6,5%
Protein: 25,8g
• Carbohydrate: 16,1g
• Đường: 4,7g
• Chất xơ: 8,5g
• Chất béo: 49,2g (bão hòa: 6,28g; không bão hòa đơn: 24,43g; không bão hòa đa: 15,56g; omega-3: 0g; omega-6: 15,56g)
• Sắt: 4,5mg
• Canxi: 92mg
• Natri: 18mg
• Kali: 705mg

Đậu phộng còn là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin E, vitamin B1 (thiamine), B3 (niacin), B9 (folate), biotin, đồng, magiê, mangan và phốt pho. Tất cả những chất này đều cần thiết để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

>>> Đọc thêm: Tác dụng và 6 tác hại của câu kỷ tử cần biết

Tác dụng và tác hại của đậu phộng, 6 lợi ích cho sức khỏe

1. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột chỉ ra rằng chiết xuất vỏ đậu phộng giàu polyphenol có thể làm giảm tình trạng viêm gây ra bệnh tim. Resveratrol trong đậu phộng cũng có đặc tính chống oxy hóa tương tự.

2. Hỗ trợ giảm cân

Tác hại của đậu phộng (lạc) khi ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân. Nếu bạn kiểm soát được lượng tiêu thụ, đậu phộng có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Chúng giàu năng lượng nên sẽ kéo dài cảm giác no, giảm tình trạng ăn vặt không lành mạnh.

3. Giảm nguy cơ ung thư

Các isoflavone, resveratrol và axit phenolic trong đậu phộng có đặc tính chống ung thư đại tràng mạnh mẽ. Người ta cũng phát hiện ra rằng đậu phộng có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày và thực quản ở người lớn tuổi tại Mỹ. Khi so sánh, những người không ăn bất kỳ loại hạt hoặc bơ đậu phộng nào có nguy cơ mắc các loại ung thư này cao nhất.

4. Chống lại bệnh Alzheimer

Đậu phộng là nguồn niacin và vitamin E tuyệt vời. Hai chất này đều đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu được tiến hành trên 4.000 người từ 65 tuổi trở lên cho thấy niacin từ thực phẩm làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức.

5. Cải thiện làn da

Vitamin E, magie và kẽm trong đậu phộng giúp cải thiện làn da rạng rỡ và khỏe mạnh. Beta-carotene, một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có trong đậu phộng cũng mang đến lợi ích cho da.

6. Tăng cường năng lượng

Theo tác dụng và tác hại của đậu phộng, loại đậu này là nguồn protein và chất xơ dồi dào. Chúng hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Hàm lượng protein trong đậu phộng chiếm khoảng 25% tổng lượng calo. Sự kết hợp giữa chất xơ và protein trong đậu phộng làm chậm quá trình tiêu hóa để tạo điều kiện giải phóng năng lượng đều đặn vào cơ thể. Đây là món ăn vặt rất tốt trước khi tập luyện.

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của quả sung muối không phải ai cũng biết

Cách phòng tránh tác hại của đậu phộng (lạc)

Cách phòng tránh tác hại của đậu phộng (lạc)

Cách ăn đậu phộng: Đậu phộng có nguy cơ chứa nhiều aflatoxin gây hại. Cách tốt nhất để làm giảm lượng aflatoxin là nên chọn mua loại chất lượng và bảo quản đúng cách. Ngoài ra, bạn nên luộc đậu phộng thay vì ăn sống. Nghiên cứu cũng cho thấy đậu phộng luộc có hàm lượng chất chống oxy hóa isoflavone tăng gấp hai đến bốn lần.

Thời điểm và lượng tiêu thụ: Lượng đậu phộng hợp lý để ăn mỗi ngày là khoảng 42g (16 hạt). Khẩu phần khuyến nghị cho bơ đậu phộng thường là 32g/lần ăn. Thời điểm ăn loại đậu này tốt nhất là trước hoặc giữa các bữa ăn chính. Chất béo, chất xơ, protein và calo có thể giúp bạn no lâu hơn. Nên tránh ăn đậu phộng sát giờ đi ngủ vì chất béo có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Cách bảo quản: Đậu phộng đã bóc vỏ và chưa bóc vỏ được bảo quản ở nơi mát có thời hạn sử dụng từ 1 đến 2 tháng. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 4 đến 6 tháng. Bơ đậu phộng đã mở có thời hạn sử dụng từ 2 đến 3 tháng trong tủ lạnh.

Tóm lại, khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải, bạn có thể tránh được tác hại của đậu phộng (lạc) và tận dụng lợi ích từ món ăn vặt siêu ngon này. Hãy truy cập Harper’s Bazaar Vietnam mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của quả lê ki ma dễ sinh bệnh nếu ăn không kiểm soát

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart