[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[👨‍🎓🇻🇳] Từ điển từ vựng tiếng Anh thông dụng theo chủ đề đồ ăn nhanh

Sau một ngày dài thăm quan du lịch, bạn cảm thấy rất đói bụng nhưng nói mãi mà nhân viên order chẳng biết bạn muốn ăn gì? Đã thế lại phải loay hoay với các dụng cụ chẳng biết tên trong cửa hàng tự phục vụ? Thế nên, để có những bữa ăn thật ngon trong lúc vi vu du lịch, đừng quên bỏ túi từ điển từ vựng tiếng Anh thông dụng theo chủ đề đồ ăn nhanh của Top1Learn ngay nhé!

Không có gì ngạc nhiên khi các nhà hàng thức ăn nhanh đầu tiên của Thế giới xuất hiện ở Hoa Kỳ. Vào giữa những năm 1900, các nhà hàng thức ăn nhanh bắt đầu mở cửa, đầu tiên là White Castle. Và mỗi năm, trên khắp thế giới, hàng ngàn cửa hàng đồ ăn nhanh vẫn mọc lên phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế, khi đang đi du lịch nước ngoài, nếu chưa biết phải ăn ở đâu, thì bạn vẫn sẽ tìm được một cửa hàng ăn nhanh nào đó để lấp đầy chiếc dạ dày đang biểu tình của mình thôi. Đó cũng là lý do vì sao đồ ăn nhanh là một trong những chủ đề từ vựng tiếng Anh thông dụng trong cuộc sống mà bạn không nên bỏ qua.

Phương pháp học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề đồ ăn nhanh

Để ghi nhớ và sử dụng thành thạo các từ vựng tiếng Anh, không chỉ về đồ ăn nhanh mà còn về tất cả các chủ đề khác, bạn không thể chỉ học thuộc lòng. Điều bạn cần làm là phải trang bị cho mình một phương pháp học và lộ trình học khoa học, phù hợp với bản thân. Để Top1Learn gợi ý cho bạn phương pháp học từ vựng tiếng anh giao tiếp theo chủ đề như sau:

1. Phân loại các nhóm từ vựng. Hãy tham khảo cách phân nhóm ở phần dưới của Top1Learn nhé.

2. Học các cụm từ vựng tiếng Anh về đồ ăn nhanh. Bạn biết đấy, khi sử dụng tiếng Anh, chúng ta không bao giờ dùng một vài từ đơn lẻ. Thay vào đó, hãy học các cụm từ với những ý nghĩa riêng. Chính các cụm từ này sẽ khiến khả năng ngôn ngữ của bạn trở nên phong phú và chuyên nghiệp hơn.

3. Tưởng tượng các tình huống và thực hành thường xuyên. Đừng chỉ học thuộc từ vựng như một chiếc máy. Hãy tạo ra những tình huống, ghép từ vựng và cụm từ vựng thành các câu, đoạn văn bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Bạn có thể tìm thêm những người bạn để học và sửa lỗi cùng.

4. Học qua những hình ảnh minh họa. Bạn sẽ học từ vựng tiếng Anh rất nhanh nhờ cách trực quan này, vì não người luôn có xu hướng ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn.

5. Học video. Bạn có thể học từ vựng qua chương trình nấu ăn, ẩm thực, truyền hình thực tế, vlog hay blog ẩm thực. Các giác quan như thính giác, thị giác sẽ được kích thích trong quá trình xem, giúp cho bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn các từ vựng tiếng Anh.

Trên đây là phương pháp học từ vựng tiếng Anh giao tiếp đơn giản mà hiệu quả nhất, được hàng ngàn học viên của Top1Learn công nhận sau các khóa học. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để học từ vựng tiếng Anh về đồ ăn nhanh. Sau đây sẽ là những từ vựng theo từng chủ đề nhỏ.

[post=242,241,68]

Các từ vựng tiếng anh giao tiếp cơ bản theo chủ đề đồ ăn nhanh

(Nguồn: Ielts.com)

1. Từ vựng tiếng anh về các loại cửa hàng đồ ăn nhanh

– Fast food restaurant: cửa hàng đồ ăn nhanh

– Pizzeria: cửa hàng pizza

– Burger Bar: cửa hàng bánh bơ-gơ

– Street stand: xe/ quầy bán thức ăn dựng trên đường

2. Từ vựng tiếng anh về đồ ăn nhanh

– Chicken nuggets / ˈtʃɪkɪn ˈnʌɡɪt/: gà viên chiên

– Chili sauce /ˈtʃɪli sɔːs/: tương ớt

– Condiment /ˈkɑːndɪmənt/: đồ gia vị

– (Salad) dressing /ˈdresɪŋ/: nước sốt thêm vào salad

– French fries /frentʃ  frais/: khoai tây chiên

– Fried chicken /fraid ˈtʃɪkɪn/: gà rán

– Hamburger/ burger /’hæmbɝːgə(r)/  /ˈbɜːɡə(r)/: bánh kẹp

– Hash brown /hæʃ braʊn/: bánh khoai tây chiên

– Pastry /ˈpeɪstri/: bánh ngọt

– Hot dog /ˈhɑːt dɔːɡ/: một loại xúc xích dùng với bánh mỳ dài

– Ketchup/ tomato sauce /ˈketʃəp/ /təˈmeɪtoʊ sɔːs/: tương cà

– Mustard /ˈmʌstərd/: mù tạt

– Mayonnaise /ˈmeɪəneɪz/: xốt mai-o-ne, xốt trứng gà tươi

– Pizza /’pi: tsə/: bánh pi-za

– Sausage /ˈsɒsɪdʒ/: xúc xích

– Sandwich /ˈsænwɪtʃ/: bánh xăng-quit, bánh mỳ kẹp

– Salad /ˈsæləd/: rau trộn

– Hamburger: bánh kẹp

– Pizza: pizza

– Chips: khoai tây chiên

– Fish and chips: gà rán tẩm bột và khoai tây chiên, món ăn đặc trưng của Anh

– Ham: giăm bông

– Paté: pa-tê

– Toast: bánh mì nướng

3. Từ vựng tiếng anh về đồ uống và tráng miệng 

– Beverage /ˈbevərɪdʒ/: đồ uống (ngoại trừ nước)

– Bubble tea/ pearl milk tea/ bubble milk tea/ boba juice/ bobi /ˈbʌbl ti:/: trà sữa chân trâu

– Canned/Tinned drink /kænd /tɪnd drɪŋk /: thức uống đóng lon

– Cappuccino /ˌkæpuˈtʃiːnoʊ/: cà phê được pha với sữa nóng, sữa được đánh bông lên tạo bọt nhỏ và thường được rắc một lớp bột sô cô la lên trên

– Cocktail /ˈkɒkˌteɪl/: đồ uống hỗn hợp của rượu nước trái cây, sữa, hoặc thảo dược…

– Cola /ˈkoʊlə /: coca cola

– Black coffee /blæk ˈkɑːfi/: cà phê đen

– Filter coffee /ˈfɪltər ˈkɑːfi/: cà phê phin

– Instant coffee /ˈɪnstənt ˈkɑːfi/: cà phê hòa tan

– White coffee /waɪt ˈkɑːfi/: cà phê sữa

– Skinny coffee /ˈskɪni ˈkɑːfi/: cà phê ít chất béo

– Latte /ˈlɑːteɪ/: một loại cà phê của Ý, dùng với nhiều sữa và có 1 lớp váng bọt sữa trên cùng

– Fruit juice /fru:t ʤu:s /: nước trái cây

– Rambutan juice /ramˈb(j)uːt(ə)n dʒuːs/: nước chôm chôm

– Coconut juice /ˈkəʊkənʌt dʒuːs /: nước dừa

– Tamarind juice/ˈtam(ə)rɪnd dʒuːs/: nước me

– Iced tea /aist ti:/: trà đá

– Mineral water /’minərəl ˈwɔːtə(r)/: nước khoáng

– Milkshake /ˈmɪlkʃeɪk/: sữa lắc

– Lemonade /,lemə’neid/: nước chanh

– Soda /ˈsoʊdə/: nước sô-đa

– Soft drink /sɒft drɪŋk/: thức uống có ga, nước ngọt

– Sparkling water /ˈspɑːrklɪŋ ˈwɑːtər/: nước uống có ga, nước ngọt

– Sugar-cane juice /ʃʊɡər ˈkeɪn ʤu:s/: nước mía

– Still water /stil ˈwɔːtə(r)/: nước không ga

– Smoothie /ˈsmuːði/: sinh tố

– Squash /skwɔʃ/: nước ép

– Apple squash /ˈap(ə)l skwɔʃ/: nước ép táo

– Dragon fruit squash /ˈdraɡ(ə)n fruːt skwɔʃ/: nước ép thanh long

– Tea /ti:/: trà

– Dessert /dɪˈzɜːrt/: món tráng miệng

– Dessert wading in water / dɪˈzɜːrt ˈweɪdɪŋ in ˈwɑːtə(r)/: chè trôi nước

– Pomelo sweet soup /ˈpɑːməloʊ swiːt suːp/: chè bưởi

– Yogurt /ˈjoʊɡərt/: sữa chua

– Jackfruit yogurt /ˈdʒækfruːt ˈjoʊɡərt/: sữa chua mít

– Coconut jelly /ˈkəʊkənʌt ˈdʒeli/: thạch dừa

– Ice – cream /ˌaɪs ˈkriːm/: kem

– Combo /ˈkɑːmboʊ/: suất, gói

– Carry-out / Takeaway /ˈkæri aʊt / /ˈteɪkəweɪ/: mua mang đi

– Drive-through /ˈdraɪv θruː/: nhà hàng được phục vụ mà không phải ra khỏi xe

– Eat in /iːt in/: ăn tại chỗ, ăn tại cửa hàng

– Franchise /ˈfræntʃaɪz/: nhượng quyền thương mại, nhượng quyền kinh doanh

– Home delivery /hoʊm dɪˈlɪvəri/: giao hàng tận nơi

– Sides / saɪds/: món ăn phụ

– Street stand /striːt stænd/: xe/ quầy bán thức ăn dựng trên đường

– Reheat /ˌriːˈhiːt/: hâm nóng lại

– Fast food /fæst fuːd/: đồ ăn nhanh

– Junk food /dʒʌŋk fuːd/: đồ ăn vặt

4. Từ vựng tiếng anh về đồ dùng

– (Paper) napkin (n) – (/’peipə(r)/)  /’næpkin/: khăn giấy ăn

– Menu /’menju:/: thực đơn kèm theo giá

– Paper cups /’peipə(r) kʌps/: cốc giấy

– Price list /prais list/: bảng giá

– Straw /strɔ:/: ống hút

– Tray /trei/: cái khay, cái mâm

– Dispasable spoon /di’spəʊzəbl spu:n/: thìa dùng một lần

– Wrapping paper /’r æpiŋ ’peipə(r)/: giấy gói

5. Động từ tiếng Anh trong giao tiếp về đồ ăn nhanh

– Bite: Cắn, ngoạm

– Sip: Nhấm nháp, uống từng ngụm

– Swallow: Nuốt

– Chew: Nhai

– Lick: Liếm

– Nibble: Gặm, nhấm

– Munch: Nhai (Nhai thức ăn đều đặn, tạo ra tiếng ồn)

– Bolt: Nuốt chửng

– Spit: Sự khạc, nhổ, phun

– Devour: Ăn ngấu nghiến, ăn tươi nuốt sống

– carry-out (=takeaway): mang về nhà

– eat-in: ăn tại chỗ

– reheat: làm nóng lại

– carry out/ take away: mua mang đi

Hội thoại tiếng Anh giao tiếp tại nhà hàng đồ ăn nhanh

1. Các mẫu câu sử dụng để gọi đồ ăn nhanh bằng tiếng Anh

Nhà hàng thức ăn nhanh có nghĩa là mọi thứ đều phải thực sự nhanh chóng. Điều đó bao gồm phần đặt hàng/gọi món. Thế nên bạn có thể dùng những mẫu câu tương tự ở mọi nhà hàng vì quy trình phục vụ đồ ăn nhanh hầu như giống nhau ở mọi nơi.

Khi gọi món, bạn có thể bắt đầu với các câu và cụm từ bắt đầu câu sau:

  • “I’d like the…”

  • “I’ll take the…”

  • “Do you have any…”

  • “I’d like to place an order to go.”

Thông thường, người phục vụ sẽ hỏi bạn bất kỳ câu hỏi nào khác mà họ cần biết sau khi bạn đặt hàng.

  • “Would you like any sauces with that?” (có thêm sốt không)

  • “Small, medium or large?” (kích cỡ)

  • “Is that for here or to go?” (ăn tại chỗ hay mang đi)

Việc của bạn là lắng nghe cẩn thận các câu hỏi và đưa ra lựa chọn của bạn.

Nếu bạn muốn bất cứ điều gì đặc biệt (ví dụ như thêm một phần dưa muối riêng biệt, thay vì đặt bên trong bánh hamburger của bạn), bạn sẽ cần phải nói với nhân viên order. Sau khi đặt hàng xong, nhân viên order sẽ cho bạn biết tổng số tiền bạn cần trả.

Bạn có thể hỏi lại bằng một vài câu:

  • How much my … is?

  • Does my… cost?

  • Is it …(giá tiền)

2. Ví dụ về hội thoại giao tiếp tiếng Anh trong cửa hàng đồ ăn nhanh

2 món ăn thường xuyên được lựa chọn tại các nhà hàng đồ ăn nhanh là sandwich và pizza. Vì thế, chúng tôi sẽ ví dụ hai đoạn hội thoại giao tiếp tiếng Anh khi bạn gọi hai món này.

2.1 Hội thoại 1: Ordering a sandwich

A: Who’s next?

B: Me. Can I have a sandwich with cheese and tomato please?

A: White or brown bread?

B: Brown please.

A: Butter?

B: Yes, please.

A: Do you want salt and pepper?

B: Just a little bit please.

A: Anything else with that?

B: Do you have banana smoothies?

A: Yes. Anything else?

B: No, thank you, that’s all.

A: Right that’s $9.

Dịch nghĩa: Gọi bánh sandwich

A: Mời người tiếp theo.

B: Tôi. Cho tôi một chiếc sandwich với phô mai và cà chua.

A: Bánh mỳ trắng hay nâu ạ?

B: Bánh mỳ nâu.

A: Có thêm bơ không ạ?

B: Có.

A: Bạn có muốn thêm muối và hạt tiêu không ạ?

B: Chỉ cho thêm một chút ít thôi nhé.

A: Có gọi thêm gì nữa không ạ?

B: Bên bạn có sinh tố chuối không?

A: Có ạ. Còn thêm thứ gì nữa không ạ?

B: Không, cảm ơn. Tất cả thế thôi.

A: Vâng, tất cả hết 9 đô la ạ.

2.2. Hội thoại 2: Ordering a pizza over the phone

A: Hello, Jim’s Pizza shop. How can I take your order?

B: Yes. I’d like one large Supreme Pizza and one small Hawaiian.

A: What crust would you like?

B: Classic crust please.

A: Classic crust for both?

B: Oh, no. The classic crust for the Supreme pizza and thin and cripsy for Hawaiian.

A: Anything else?

B: No. That’s all.

A: Ok. Is it for take-away or home delivery?

B: Take-away please.

A: That’ll be $29. Your pizza will be ready in 40 minutes.

B: Thanks. Bye.

Dịch nghĩa: Đặt bánh pizza qua điện thoại

A: Xin chào, cửa hàng Jim’s Pizza xin nghe ạ. Tôi có thể nhận đặt hàng của anh/ chị ạ?

B: Vâng. Tôi muốn đặt một bánh pizza Supreme cỡ lớn và một bánh pizza Hawaiian cỡ nhỏ.

A: Anh/ chị muốn loại vỏ nào ạ?

B: Loại vỏ cơ bản nhé.

A: Loại vỏ cơ bản cho cả hai cái ạ?

B: Ồ, không. Cái vỏ cơ bản cho bánh pizza Supreme và vỏ mỏng và giòn cho bánh pizza Hawaiian.

A: Còn gì nữa không ạ?

A: Không. Đó là tất cả rồi.

B: Vâng ạ. Anh/ chị muốn đến lấy mang đi hay giao đến nhà ạ?

B: Đến mang đi nhé.

A: Tất cả là 19 đô la ạ. Pizza của anh/ chị sẽ sẵn sàng trong 40 phút nữa ạ.

B: Cảm ơn cô. Tạm biệt.

Lời kết

Có thể nói, đồ ăn nhanh là chủ đề từ vựng tiếng Anh giao tiếp cơ bản và thông dụng nhất trong cuộc sống. Những từ vựng này không chỉ có ích khi bạn là khách hàng mà còn giúp bạn giao tiếp với khách hàng thuần thục khi là một nhân viên order của những chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh quốc tế. 

Top1Learn đã giúp bạn tổng hợp lại các từ vựng theo từng nhóm chủ đề nhỏ để dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có một lộ trình học cụ thể và khoa học để có thể giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo. Tham khảo lộ trình học tiếng Anh cơ bản cùng Top1Learn nhé!

Tham khảo: Tổng hợp, aromavn

[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart