[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[🆕🇻🇳] BLOG CHUYÊN VĂN – Góp phần kiến tạo giờ văn hạnh phúc 📚 Top1Learn 📕 Liệu con cái có thể thấu hiểu cha mẹ? “Bố không phải vừa sinh ra đã là bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố” – đó là ngữ liệu được môn đề Văn trích lại, với , shares-39✔️ , likes-173❤️️ , date-2024-03-26 06:57:03🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️‍🤼‍🏃🏻🚴🏼🏋🏻‍🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
🌿Liệu con cái có thể thấu hiểu cha mẹ?

“Bố không phải vừa sinh ra đã là bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố” – đó là ngữ liệu được môn đề Văn trích lại, với câu lệnh yêu cầu học sinh viết bài suy nghĩ về vấn đề sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ. Có hai ý kiến trái chiều và cũng gay gắt về đề Văn này. Khen, khen hết lời. Chê, hình như không phải chê, mà là tức giận và tổn thương.

Về phía mình, đây là một đề văn để lại cho mình nhiều yêu mến, thiện cảm. Không hẳn vì những ngữ liệu và câu lệnh trong đề đều dựa trên giả định: “Mọi cha mẹ đều yêu thương con cái của mình”. Chỉ là cuộc đời này không có sách giáo khoa vạn năng dạy nghề làm cha mẹ, nên rồi sẽ có những sai lầm, nên rồi sẽ có những tổn thương,… Điều làm mình rung động ở đề văn là những người cha, người mẹ ấy đã thực tâm nhận sai và đã dám thừa nhận thực tế những lóng ngóng, sai sót của mình, và trước tất cả, đó đã là một tình yêu thương lớn lao rất đáng để tìm và hiểu rồi.

Nếu cha mẹ thật tâm yêu thương con cái, thì thấu hiểu cha mẹ chính là hiểu rằng cha mẹ là những người đang học cách để bày tỏ tình yêu thương với mình. Trước hết, là biết rằng cha mẹ yêu thương mình, và sau đó, là thực sự cảm thấy cha mẹ yêu thương mình.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh một người mẹ của học trò tôi, trong mỗi cuộc họp phụ huynh người mẹ ấy đều đến sớm trước và ngồi lại sau cùng, người mẹ lớn tuổi, nhỏ bé, khúm núm, luôn đợi để được gặp giáo viên chủ nhiệm và chi hội phụ huynh, để giãi bày về hoàn cảnh của mình.

“Chị đề đạt nguyện vọng mong thầy và ban chi hội, cùng ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ chị các khoản phí,… cả anh và chị đều đã lớn tuổi, lao động khó khăn, thu nhập cũng không ổn định,… nhưng nhất định bằng mọi giá con gái chị phải được học hành đàng hoàng, nên người, biết bao người bảo thôi, con gái thì học làm gì, cho nó nghỉ học để lao động phụ giúp gia đình… không được, con gái chị phải học, đó là con đường duy nhất”.

Bé học trò con chị, là một cô bé chỉn chu, gọn gàng, giỏi giang và chu toàn gần như trong tất cả mọi chuyện, là học sinh mà ngay cả những giáo viên khó tính cũng khen ngợi. Mình khó có thể hình dung, một đứa bé sáng giá như vậy mà mất đi cơ hội được đi học. Bởi vì em thực sự rất sáng giá.

Người mẹ ấy gợi nhớ tôi đến mẹ tôi. Ngay từ lúc tôi học tiểu học, mẹ tôi đã luôn nói “Phải đậu đại học con nhé”. Phải đậu đại học, ý nghĩ đó đã khắc sâu vào tâm trì mình từ bé xíu, dù lúc đó còn chả biết đại học là cái gì. Người mẹ của học trò khiến tôi nhận ra, khi mình ở đây, thành công trong sự nghiệp, có đủ năng lực để làm những công việc đòi hỏi chuyên môn sâu, thì đó không phải là trên trời rơi xuống, mà đó là toàn bộ sự nỗ lực của cha mẹ tôi suốt bao nhiêu năm trời.

Tất nhiên, chẳng ai bảo mẹ tôi cho tôi nghỉ học, nhưng suốt cuộc hành trình bao nhiêu năm trời ấy, mẹ tôi cũng đã phải thấp thỏm lo âu khi tôi lười học, khi tôi chểnh mảng, khi tôi học kém, khi tôi không có ý chí học hành gì cả, khi tôi thực sự đuối sức trước các kì thi, khi tôi theo bạn bè ham chơi chẳng muốn học,… Đó là cả một hành trình một người mẹ theo sát con, nhẫn nại, lo sợ, mò mẫm.

Mẹ tôi, một người mang nuối tiếc vì hoàn cảnh thực tế đã không cho phép mẹ được theo đuổi con đường đại học, dù học giỏi và lanh lợi, đã cứ theo sát nơm nớp lo sợ, để tôi vào được đại học như thế.

Có một lần, vào năm 11, sau một chuỗi những tháng ngày vật vã vì Toán, mẹ tôi tìm được một chỗ học thêm đưa tôi đến. Lúc đó trước mặt bao nhiêu người, mẹ tôi xin cho tôi học cùng lúc 2 lớp, đó là lớp 11 và lớp cả lớp 10 trước đó. Trước sự ngỡ ngàng và hoang mang của mọi người. Hôm đó tôi đã hằm hằm bỏ ra ngoài vì nghĩ rằng mẹ tôi đã xúc phạm tôi trước mặt mọi người. Nhưng bây giờ, tôi đủ lớn để hiểu bởi mẹ tôi cũng là lần đầu làm mẹ, lần đầu đồng hành cùng con đi học. Một người mẹ không làm trong ngành giáo dục, thì còn biết làm gì khác ngoài yêu thương con theo cách mà mình biết?

Và con nhiều chuyện nữa. Nhưng từng ấy trải nghiệm đủ để tôi hiểu rằng, có những khi người ta yêu thương nhưng người ta chưa biết yêu thương, và nếu mình thực sự cảm nhận được tình yêu ấy, thì mình có khả năng tha thứ.

Nhưng điều đó không có nghĩa những sai lầm ấy chưa từng xảy ra.

Không có nghĩa những trận đòn roi là đúng, những lời mắng chửi là cần thiết, những hành động bạo lực, đe doạ là tốt, … Những cái roi đau điếng lành vết thương trên da, thì đã kịp quất vào tâm hồn tôi những vệt không bao giờ có thể xoá nhoà. Và thậm chí khi đã đủ trưởng thành, vẫn có những lúc tôi nhức nhối thấy mình như đứa trẻ đau đớn với những vết roi trong tâm hồn. Những vết roi làm nên sự trống rỗng bên trong, những vết roi làm nên biết bao nhiêu hoài nghi và bất an, sẽ không bao giờ xoá hết như chưa từng xảy ra được, sẽ theo đến hết cuộc đời.

Chỉ là tôi nhận ra, cha mẹ tôi không phải hoàn hảo, và họ không thể hoàn hảo, họ đương nhiên mắc sai lầm, và họ, trong khả năng có thể và trong tất cả giới hạn của thực tế lúc ấy, dường như đã làm hết sức. Tha thứ, không phải để lí tưởng hoá sai lầm quá khứ, để đổi trắng thay đen, để phủ định tất cả những sai lầm và những thương tổn. Tha thứ, đối với tôi, là để quá khứ là quá khứ, là buông sợi dây thừng giận dữ mình đang tự quấn quanh cổ mình, đơn giản vậy thôi.

Nhưng thực tế là, không phải tất cả cha mẹ đều yêu thương con cái của mình. Không phải những thương tổn cha mẹ gây ra cho con cái lúc nào cũng là sai lầm của tình yêu thương. Ngoài kia đầy rẫy những người cha người mẹ không yêu thương con mình, đầy rẫy những người cha mẹ độc hại coi con mình là công cụ lợi dụng; là đối tượng để thoả mãn bạo lực; và nhiều đứa trẻ ngoài kia là nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục, phải trả cái giá cho việc được sinh ra bằng thương tích, đau đớn cả về thể xác lẫn linh hồn, thậm chí là bằng cả mạng sống.

Đúng vậy, không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con cái. Và có những lúc chuyện với cha mẹ chẳng có gì để “thấu hiểu” cả, và vì thế mọi chuyện, đau đớn thay, lại là việc tự cứu lấy chính mình khỏi những con ác quỷ đã ném mình vào thế giới này.

Trong cuốn “Cha mẹ độc hại”, hai tác giả đã đưa ra quan điểm trước những trường hợp như vậy. Bạn không cần phải tha thứ, mà bạn cần phải “giành lấy cuộc đời mình”. Có nghĩa là cuối cùng cũng thoát khỏi bóng ma của những đấng sinh thành độc hại và sống cuộc đời lành mạnh của chính mình.

“Giành lại cuộc đời mình”, có nghĩa là cuối cùng cũng có thể yên ổn mà không cần tuyệt vọng tìm kiếm tình yêu thương, hay tức giận phẫn nộ; bởi cả hai đều là hai thái cực đối lập của trạng thái “phụ thuộc”.

Và trong trường hợp cực đoan nhất, khi không thể đi đến việc thoả thuận về sự tôn trọng và an toàn với cha mẹ độc hại, người con có quyền cắt đứt hoàn toàn với họ. Mỗi người cần có quyền được đặt mình làm ưu tiên số một, được sống bình an, khoẻ mạnh, lành mạnh và có quyền cắt đứt quan hệ với những người đang huỷ hoại mình, dù đó là ai đi chăng nữa.

Kết lại câu chuyện này, mình chỉ muốn nói rằng, quá trình chữa lành (dù là tha thứ hay giành lại cuộc đời mình) là một quá trình đòi hỏi sự chân thực, có khi chân thực đến nghiệt ngã. Đó là một hành trình đòi hỏi tôn trọng trải nghiệm của mỗi cá nhân và cho phép tất cả những trải nghiệm sâu kín đau đớn nhất của mỗi cá nhân được bộc lộ dưới các dạng thức phù hợp với nó, mà không có sự phán xét. Đó là một hành trình không cho phép sự tồn tại của những “lòng tốt thuần tuý” với những niềm tin sai lệch bóp méo trải nghiệm thực tại của mỗi cá nhân, dù cho sự bóp méo ấy có lãng mạn và nhân danh đạo lí, có lấp lánh đến thế nào đi chăng nữa.

Sự thật là có những cha mẹ yêu thương con cái, đơn giản là họ chưa biết cách. Sự thật là có những cha mẹ hoàn toàn không có tình yêu thương gì cả, và đang tâm gây ra tội ác đối với chính những đứa con của họ. Sự thực là có những người có thể tha thứ cho cha mẹ mình. Sự thực là có người phải đoạn tuyệt với cha mẹ mình để sống một cuộc đời yên ổn.

Tất cả những gì tôi có thể nói là, tôi tôn trọng tất cả trải nghiệm và nỗi đau của bạn.

Hy vọng bạn, dù thế nào, cuối cùng cũng tìm được cách để tìm thấy sự yên ổn cho chính mình.

T. L. D

#nhunggocnhincuocsong_blogchuyenvan

Nguồn hình: Secret Garden from Pexels

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER

🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈‍⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100057550963946


Liệu con cái có thể thấu hiểu cha mẹ?

“Bố không phải vừa sinh ra đã là bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố” – đó là ngữ liệu được môn đề Văn trích lại, với , shares-39✔️ , likes-173️️ , date-2024-03-26 06:57:03📰🆕
#Liệu #con #cái #có #thể #thấu #hiểu #cha #mẹBố #không #phải #vừa #sinh #đã #là #bố #bố #cũng #là #lần #đầu #tiên #làm #bố #đó #là #ngữ #liệu #được #môn #đề #Văn #trích #lại #với



[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

Top1Vietnam - Top1Index - Top1List - Top1Brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart